Đan Mạch được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, là điểm đến du lịch đáng mơ ước của nhiều người. Bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi sang Đan Mạch những đang loay hoay không biết xin visa Đan Mạch có khó không? Cần những thủ tục – hồ sơ như thế nào? Cùng ANB tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Xin visa Đan Mạch có khó không?
Xin visa Đan Mạch có khó không?
“Xin visa Đan Mạch có khó không?” Việc xin visa đi Đan Mạch hay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ gặp khó khăn nếu như bạn không biết cách làm các thủ tục, hay chuẩn bị hồ sơ, nhưng việc xin visa này cũng sẽ trở nên rất dễ dàng nếu như bạn biết cách chuẩn bị nhanh chóng những giấy tờ, hồ sơ cần thiết để xin visa Đan Mạch.
Xin visa Đan Mạch sẽ cực dễ dàng nếu bạn thực hiện đúng những lưu ý dưới đây từ ANB Việt Nam:
- Trước tiên, bạn có thể không cần có visa đi Đan Mạch, mà bạn vẫn có thể nhập cảnh vào Đan Mạch, với điều kiện bạn PHẢI có visa Schengen.
- Nếu như bạn qua Đan Mạch ở nhà người thân, thì bạn nên chuẩn bị những giấy tờ như bản sao sổ hộ chiếu hoặc là chứng minh thư của người thân đang ở tại Đan Mạch; bản sao giấy phép lưu trú (giấy tờ này sẽ cần thiết nếu như người thân của bạn không phải là người mang quốc tịch Đan Mạch); Giấy tờ chứng minh được khả năng tài chính hay thu nhập của người thân của bạn ở Đan Mạch.
- Hãy mua bảo hiểm cho chuyến đi tới Đan Mạch của bạn, điều này có nghĩa là bạn cần phải có bảo hiểm y tế du lịch. Lưu ý rằng, đây là điều bắt buộc khi bạn đi du lịch, nếu bạn không có bảo hiểm thì bạn sẽ bị từ chối nhập cảnh đấy.
Các loại visa đi Đan Mạch
Visa đi Đan Mạch có những loại nào?
Bạn nhập cảnh Đan Mạch với mục đích du lịch, thăm hay, công tác hay du học, định cư. Tùy theo thời hạn lưu trú tại quốc gia này mà chia ra visa dài hạn và visa ngắn hạn. Bạn xem loại visa nào phù hợp với chuyến đi của mình nhé.
- Visa Đan Mạch ngắn hạn là loại visa có thời hạn dưới 90 ngày, loại visa này giúp bạn có cơ hội sang Đan Mạch du lịch, công tác hoặc thăm người thân.
- Visa Đan Mạch dài hạn là loại visa có thời hạn trên 90 ngày, loại visa này giúp bạn có được những chuyến đi với thời gian lưu trú lâu hơn cho mục đích đến Đan Mạch làm việc hay du học.
Hồ sơ xin visa Đan Mạch gồm những giấy tờ gì?
1. Hồ sơ xin visa Đan Mạch dành cho tất cả các đương đơn:
- Mẫu đơn xin thị thực Schengen : điền rõ ràng, ghi ngày và ký tên
- 02 hình 4×6 phông nền trắng
- Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng & còn trang trống dán visa
- Sổ hộ khẩu
- Chứng minh nhân dân
- Giấy khai sinh
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
- Bảo hiểm du lịch cho toàn bộ thời gian lưu trú, có giá trị cho tất cả các quốc gia Schengen và cho bất kỳ chi phí nào có thể phát sinh lien quan đến việc phải về nước vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc tử vong trong thời gian lưu trú với mức chịu trách nhiệm tối thiểu là 30.000EUR.
- Xác nhận đặt phòng khách sạn
- Xác nhận đặt vé máy bay.
2. Trường hợp xin visa Đan Mạch cho minh mục đích du lịch, thăm thân bổ sung
- Thư mời chỉ áp dụng đối với trường hợp đi thăm người thân
- Passport người mời
- Giấy tờ xác minh chổ ở, công việc, tài chính của người mời
- Lịch trình cụ thể của chuyến đi
3. Trường hợp xin visa Đan Mạch cho minh mục đích công tác bổ sung
- Thư mời của công ty hoặc cơ quan mời tham dự họp, hội nghị hoặc sự kiện liên quan tới thương mại, công nghiệp hoặc công việc (khuyến khích dùng mẫu từ cơ quan Di trú Đan Mạch VU1 hoặc dùng thư mời trực tuyến)
- Hoặc các bằng chứng về mối quan hệ thương mại hay nghề nghiệp : hợp đồng, hóa đơn…
- Hoặc thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị, các giấy tờ xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác
- Quyết định cử đi công tác
4. Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, tài sản
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu 150 triệu đồng
- Bản sao sổ tiết kiệm có mộc của ngân hàng
- Giấy tờ sở hữu nhà đất, ô tô vv
5. Giấy tờ chứng minh tình trạng nghề nghiệp
- Chủ doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh + Báo cáo thuế 3 tháng gần nhất
- Nhân viên: Hợp đồng lao động + Bảng lương 3 tháng bản gốc + Đơn nghỉ phép bản gốc
- Sinh viên : Thẻ sinh viên + Giấy xác nhận của trường + Bằng khen (nếu có)
- Nội trợ: Hôn thú (nếu có) + Giấy tờ nhà đất + Sổ tiết kiệm tối thiểu 200 triệu đồng
6. Nếu người xin visa Đan Mạch là trẻ em đi cùng cha mẹ:
- Nếu trẻ em chỉ đi cùng với bố hoặc mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người còn lại hoặc người bảo trợ. Trừ các trường hợp bố, mẹ có quyền chăm sóc, giám hộ một mình*
- Giấy khai sinh của người xin thị thực*
- Bản sao giấy CMND của cả bố và mẹ*
Ngoài ra, chúng tôi cũng có một số lưu ý về hồ sơ xin visa Đan Mạch cho các bạn như sau:
Đối với các loại giấy tờ là bản sao, các bạn cần chuẩn bị bản sao mới nhất (cách thời gian nộp hồ sơ xin visa tối đa là 03 tháng) và có dấu xác nhận công chứng của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, kèm theo bản dịch tiếng Anh cũng được công chứng của các loại giấy tờ này.
Các loại giấy tờ chứng minh công việc như Hợp đồng lao động/ Quyết định tuyển dụng/ Bổ nhiệm, Phiếu lương hay Đăng ký kinh doanh, v.v. cũng cần được dịch sang tiếng Anh và có xác nhận công chứng.
Bảo hiểm y tế du lịch là bảo hiểm cho toàn bộ thời gian bạn lưu trú tại Đan Mạch. Bảo hiểm này có giá trị cho tất cả quốc gia của khối Schengen và áp dụng cho bất kỳ chi phí nào phát sinh liên quan đến việc phải về nước vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc tử vong trong thời gian lưu trú với mức chịu trách nhiệm tối thiểu là 30.000 Euro.
Toàn bộ các giấy tờ trong hồ sơ xin visa phải được in một mặt trên giấy A4.
Thủ tục xin visa Đan Mạch
Thủ tục xin visa Đan Mạch gồm 3 bước: chuẩn bị hồ sơ xin visa Đan Mạch , nộp hồ sơ và nhận kết quả
Xin visa Đan Mạch cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ visa Đan Mạch (như trên)
Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa Đan Mạch
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo như checklist phía trên, bạn mang đến Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS để xin visa Đan Mạch. Hiện nay ở Việt Nam, Trung tâm này có 2 địa chỉ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như sau:
- Tại Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, Phòng 207, số 1 Đào Duy Anh, P. Phương Mai.
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 3 tòa nhà Resco, số 94- 96 đường Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Quận 1.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ xin visa Đan Mạch ở trung tâm VFS là từ 8:00 đến 12:00 và từ 13:00 đến 15:00 các ngày làm việc trong tuần trừ ngày nghỉ lễ.
Khi đến đây nộp hồ sơ, bạn cũng cần lưu ý một số quy định sau:
- Không mang các vật dụng trong danh sách dưới đây vào trung tâm:
- Các thiết bị hoạt động bằng pin hoặc các thiết bị điện tử như máy chụp hình, băng hình, đĩa nhạc, đĩa nén, đĩa mềm, laptop, mp3 hoặc máy nghe nhạc cầm tay;
- Các loại túi như túi du lịch, hộp, cặp, vali, bao đay, tủi vải hay túi kéo khóa;
- Phong bì hoặc gói dán kín;
- Các vật liệu dễ cháy như bao diêm, bật lửa, nhiên liệu;
- Các loại vật dụng sắc nhọn như dao kéo, đồ dùng cắt móng;
- Các loại vũ khí hoặc giống vũ khí, các chất liệu gây nổ;
- Không đưa các bên liên quan như bạn bè, người thân hoặc người có quan hệ kinh doanh với mình vào Trung tâm (trừ trường hợp đương đơn là người khiếm thính hoặc khuyết tật được phép đi cùng thông dịch viên).
Bước 3: Nhận kết quả visa Đan Mạch
Thông thường, sẽ mất khoảng 15 ngày (tính cả thứ 7 và Chủ nhật) kể từ ngày bạn nộp hồ sơ thì VFS sẽ xử lý xong yêu cầu cấp visa Đan Mạch. Tuy nhiên đây là thời gian đối với trường hợp bạn nộp đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu và không có trục trặc gì khác. Trong một số trường hợp cụ thể, thời gian này có thể kéo dài đến 30 ngày hoặc thậm chí là 60 ngày. Bạn nên cân nhắc thời gian làm visa để không ảnh hưởng đến dự định du lịch của mình.
Khi có kết quả, bên Trung tâm sẽ gọi điện để thông báo cho bạn đến lấy kết quả. Bạn cần mang theo hóa đơn nộp phí thị thực đến VFS để nhận kết quả visa và hồ sơ của mình.
Thời gian trả kết quả ở đây là 13:00 – 16:00 từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày nghỉ lễ.
Nhân viên của VFS sẽ kiểm tra hồ sơ bạn nộp và đưa lại cho bạn một bảng liệt kê các giấy tờ bạn đã nộp. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đi lấy dữ liệu sinh trắc (lấy dấu vân tay và chụp hình).
Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, bạn chuyển qua đóng phí visa du lịch Đan Mạch. Lưu ý, ngoài phí lãnh sự ra thì với mỗi bộ hồ sơ, bạn sẽ nộp thêm khoảng hơn 200.000 VND phí dịch vụ. Sau khi đóng đầy đủ các khoản phí, bạn sẽ nhận được hóa đơn thu tiền.
Một số điều cần biết khi xin visa đi Đan Mạch
- Ngoài phí lãnh sự bắt buộc phải nộp thì với mỗi bộ hồ sơ, bạn sẽ nộp thêm khoảng hơn 200.000 VNĐ phí dịch vụ cho Trung tâm tiếp nhận thị thực. Sau khi đóng đầy đủ các khoản phí, bạn sẽ nhận được hóa đơn thu tiền.
- Visa du lịch Đan Mạch là loại visa ngắn hàn với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày trong 6 tháng, tính từ lần nhập cảnh đầu tiên.
- Đan Mạch nằm trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu visa Đan Mạch, bạn có thể du lịch đến 25 quốc gia còn lại thuộc khối Schengen, trong thời gian visa còn hiệu lực.
- Vì thời gian xét duyệt xin visa Đan Mạch phụ thuộc vào bộ hồ sơ nên tốt nhất bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Do đó, bạn nên xin visa trước khoảng 2-3 tháng trước chuyến hành trình.
- Bảo hiểm y du lịch là bảo hiểm cho toàn bộ thời gian bạn lưu trú tại Đan Mạch. Bảo hiểm này có giá trị cho tất cả quốc gia của khối Schengen và áp dụng cho bất kỳ chi phí nào phát sinh liên quan đến việc phải về nước vì lý do y tế, chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc tử vong trong thời gian lưu trú với mức chịu trách nhiệm tối thiểu là 30.000 Euro.
Câu hỏi thường gặp khi xin visa Đan Mạch
1. Sinh viên Đại học có người thân ở Đan Mạch thì có xin được visa Đan Mạch không?
- Sinh viên hoàn toàn có thể xin visa du lịch Đan Mạch. Tuy nhiên, sinh viên thường có hạn chế trong phần chứng minh tài chính và chứng minh công việc khi làm visa Đan Mạch.
- Khi chứng minh công việc, là sinh viên, bạn cần bổ sung Thẻ sinh viên + Giấy xác nhận của trường + Bằng khen (nếu có)
- Ngoài ra, bạn cũng cần có lịch sử du lịch qua một số đất nước phát triển nếu muốn có khả năng đậu visa đi Đan Mạch.
2. Xin visa Đan Mạch có cần mua bảo hiểm không?
- Bảo hiểm du lịch là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ chuẩn bị xin visa đi Đan Mạch, trong đó, bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
- Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
- Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
- Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại Đan Mạch.
- Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.
Lời kết.
Trên đây là lời đáp cho câu hỏi “xin visa Đan Mạch có khó không” và hướng dẫn chi tiết cách xin visa du lịch Đan Mạch mới nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình xin visa Đan Mạch, bạn hoàn toàn có thể liên hệ Visa ANB để được tư vấn, hỗ trợ làm visa đi Đan Mạch lấy nhanh, tỷ lệ đỗ 99%.
Yêu cầu tư vấn miễn phí
Quý khách hàng vui lòng để lại thông tin để chúng tôi tư vấn cho anh chị và gia đình thông tin chi tiết, phù hợp và chính xác nhất!
Liên Hệ Tư Vấn