Ngay từ phiên họp đầu tiên của Chính phủ vào ngày 3/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cứu đói vào là một trong sáu nhiệm vụ hàng đầu. Thực hiện theo lời căn dặn của Bác, Đảng và nhà nước đã và đang theo đuổi công cuộc chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững trong suốt 75 năm qua. Vậy những biện pháp nào Việt Nam nên áp dụng để có thể tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo trong thời kỳ toàn cầu hóa? Cùng ANB Việt Nam tìm hiểu.
Kết quả công cuộc áp dụng chính sách xóa đói giảm nghèo hiện nay
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2019, ngân sách Trung ương đã dành hơn 10.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay vốn hơn 1,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, đem lại công ăn việc làm cho hơn 250.000 lao động, xây dựng hàng triệu công trình phúc lợi nước sạch, vệ sinh, nhà ở.
Theo thống kê, đến cuối năm 2019, tỷ lệ nghèo bình quân cả nước chỉ còn 4% (giảm 1.3% so với cuối năm 2018). Đây là con số rất tích cực, thể hiện được sự hiệu quả trong các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước cũng như nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn đang tồn tại những bất cập trong công tác giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, tình trạng giảm nghèo chưa bền vững. Một số giải pháp chỉ mang tính chất ngắn hạn, không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây đói nghèo cho người dân, trong khi một số đã không còn phù hợp trong tình hình mới.
Nguyên nhân làm chậm công tác áp dụng chính sách xóa đói giảm nghèo
Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, khiến Việt Nam chưa thể giải quyết triệt để tình trạng nghèo đói.
Lực lượng lao động làm nông nghiệp
66% dân số đang sống ở nông thôn, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi đó, nông nghiệp có tỷ lệ đóng góp thấp trong tổng sản phẩm quốc gia. Năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 13,96% GDP cả nước. Phương thức canh tác nông nghiệp của người dân vẫn còn thô sơ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nên năng suất thấp và dễ chịu tổn thương do thiên tai.
Thiên tai
Phần lớn hộ nghèo hiện tập trung ở các khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa. Đây là khu vực thường xuyên phải hứng chịu những tác động nặng nề của thiên tai. Tính riêng năm 2019, thiên tai đã khiến 133 người chết, gây thiệt hại kinh tế lên tới khoảng 7.000 tỷ đồng. Còn trong đầu năm 2020 này, những trận mưa đá ở khu vực miền núi phía Bắc hay hạn hán ở Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở Nam Bộ đã gây tổn thất nặng nề cho kinh tế nông nghiệp ở các địa phương này. Thiên tai cũng phá hủy hạ tầng ở những khu vực này, càng khiến cho đời sống của người dân khó khăn.
Tình trạng thất nghiệp
Tính đến hết quý 1 năm 2020, cả nước có khoảng 1,1 triệu người thất nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tính đến tháng 4-2020, có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên hay giảm lương. Ngoài ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, tình trạng thất nghiệp còn do lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu công việc. Rất nhiều công ty, tập đoàn trong nước và nước ngoài vẫn đang khát lao động chất lượng cao, nhưng nguồn lao động tại Việt Nam, do chưa được đào tạo, tiếp cận với công nghệ mới, nên không phù hợp với đặc thù của những công việc này.
Hạ tầng, cơ sở vật chất nghèo nàn
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm tự nhiên, nguồn vốn địa phương hạn hẹp.
Tâm lý lười lao động của một bộ phận người Việt
Một bộ phận người Việt có tư tưởng ỷ lại, lười lao động, khiến chính bản thân họ bị tụt lại trong cuộc đua với những người có ý chí, quyết tâm thoát khỏi cái nghèo.
Giải pháp đẩy lùi cái nghèo
Đầu tư giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo chính là giải pháp đẩy lùi cái nghèo quan trọng nhất để đẩy lùi đói nghèo cho người dân. Nhà nước vẫn tiếp tục xây dựng, đầu tư thêm cho việc phổ cập giáo dục ở các khu vực còn khó khăn. Với lực lượng trong độ tuổi lao động, cần tiếp tục tạo thêm các giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhằm sớm tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi
Hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông…được hoàn thiện sẽ là cú hích lớn cho các vùng nông thôn, miền núi. Việc có được hạ tầng phát triển chính là điều kiện cần để các địa phương triển khai những giải pháp phát triển giáo dục, kinh tế, an sinh xã hội.
Xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai
Năm 2020 này, do đã chuẩn bị sẵn các phương án đối phó với xâm nhập mặn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn cho năng suất lúa cao, đem lại thu nhập lớn cho người dân. Bài học ứng phó với thiên tai càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh Trái Đất vẫn đang tiếp tục nóng lên, còn Việt Nam lại đứng thứ 6 trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế chống đói nghèo, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
Các gói hỗ trợ của chính phủ để phát triển kinh tế vẫn cần tiếp tục được thực hiện một cách có hiệu quả. Hiện tại có rất nhiều ngân hàng đang áp dụng chính sách ưu đãi tín dụng góp phần xóa đói giảm nghèo như Agribank,….
Hiện nay, trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, mọi lĩnh vực trong đời sống đều không thể là kẻ đứng ngoài. Lấy ví dụ như nông nghiệp. Việc ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất như trồng rau thủy canh ở Đà Lạt giúp người dân thu về từ 8 đến 9 tỷ đồng một hecta. Vậy nên, việc đưa những tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào trong sản xuất sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân.
Chính sách Xóa đói giảm nghèo nhờ xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động không còn là cụm từ xa lạ với người dân. Việc đi xuất khẩu lao động mang lại cơ hội có được thu nhập cao, được đào tạo chuyên sâu về tay nghề, thậm chí còn có cơ hội được định cư. Những thị trường đang rất cần nhân lực có thể kể đến như Nhật Bản, Đông Nam Á, các nước Trung Đông…Ngoài ra, Canada cũng là một điểm đến rất hấp dẫn cho những ai đang nuôi khát vọng thoát nghèo. Đất nước Canada có cộng đồng người Việt đang sinh sống đông đảo, nhu cầu nhân lực lớn ở rất nhiều lĩnh vực, cả lao động tay nghề cao lẫn lao động phổ thông, kèm theo đó là mức lương lên tới 50 – 60 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, môi trường sống an toàn và trong lành, nền giáo dục phát triển, chính sách phúc lợi xã hội tiên tiến, cơ hội định cư…cũng giúp Canada trở thành sự lựa chọn hấp dẫn.
Trên đây là tình trạng thực tế và những phương pháp đang được thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo triệt để. Nếu bạn có quyết tâm thay đổi cuộc đời, khát vọng vươn lên, tìm đến cơ hội mới tại đất nước lá phong đỏ, hãy liên hệ ngay với ANB Việt Nam. Chúng tôi sẽ cùng bạn hiện thực hóa khát vọng đó.
Xem thêm>>>>>>Xuất khẩu lao động Canada nhiều chương trình hấp dẫn 2020