Nền kinh tế Dubai không phụ thuộc vào dầu mỏ như nhiều người vẫn nghĩ. Kinh tế ở Dubai hướng đến sự phát triển đa ngành nghề với tầm nhìn xa – thông minh và sáng tạo. Mời các bạn cùng ANB Việt Nam tìm hiểu về kinh tế Dubai trong bài viết phân tích hôm nay của chúng tôi nhé.
Nền kinh tế Dubai – Thông tin tổng quan
Nền kinh tế Dubai ngày càng phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành một tiểu vương quốc giàu có và đáng đầu tư trên thế giới.
Kinh tế dubai phát triển vượt bậc so với nhiều tiểu vương quốc khác
Với tầm nhìn xa và khát khao đổi mới, hướng đến các chiến lược thông minh để tăng trưởng bền vững và tăng khả năng ứng phó biến động kinh tế toàn cầu. Dubai trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về thương mại, tài chính và du lịch.
Hơn thế, Dubai còn quyết tâm đi đầu trong việc sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao trong mọi lĩnh vực vực, ngành nghề.
Năm 2019, GDP của Dubai đạt 110.8 tỷ USD, tăng 2.2% so với năm 2018. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà GDP của Dubai đã giảm 3.5% trong quý đầu tiên của năm 2020.
Dubai chú trọng phát triển kinh tế phi dầu mỏ
Dubai phát triển nền kinh tế phi dầu mỏ và vươn lên như vũ bão
Hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng nền kinh tế của Dubai phát triển mạnh là dựa vào dầu mỏ. Nhưng, doanh thu từ dầu mỏ chỉ đóng góp 1% tổng doanh thu quốc nội. Phần lớn doanh thu là do đóng góp từ thương mại, dịch vụ và du lịch. Du lịch chiếm 20% tổng doanh thu quốc nội của Dubai.
Nguyên nhân do đợt giảm giá dầu thô vào năm 2015, Dubai đã nhận ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ. Vì thế, Dubai nỗ lực thay đổi chính sách phát triển nền kinh tế, từ nền kinh tế dầu mỏ sang nền kinh tế năng động đa ngành.
Tuy vậy những ngày nay ngoài dàu mỏ Dubai còn phát triển thêm rất nhiều ngành kinh tế khác
- Tài chính
Tận dụng vị trí chiến lược và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thông minh, Dubai liên tục cải thiện – đổi mới dịch vụ cung cấp để cạnh tranh với nhiều trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Tài chính là một trong những lĩnh vực thúc đẩy kinh tế ở Dubai phát triển tăng vọt.
Hiện nay, Dubai là một trong 10 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, có vai trò quan trọng trong khu vực MEASA với sự góp mặt của nhiều ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm lớn.
Ở lĩnh vực tài chính, DIFC (Trung tâm tài chính quốc tế Dubai) là trọng tâm. Tại đây có sàn chứng khoán trong nước, ngoài nước, là nơi tập trung nhiều trái phiếu Hồi giáo và phát triển mạnh lĩnh vực bảo hiểm.
Trung tâm tài chính DIFC Dubai
Dự kiến, sự tăng trưởng đầu tư hằng năm vào lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) Dubai sẽ đạt 125 triệu USD Mỹ vào năm 2022.
- Xây dựng và bất động sản
Những tòa nhà cao chọc trời dường như đã trở thành “thương hiệu” của Dubai
Dubai rất chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản. Dubai sở hữu các tòa nhà chọc trời như Burj Khalifa, Emirates Towers, Burj Al Arab và quần đảo nhân tạo Palm.
Dubai vẫn đang tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển ngành xây dựng và bất động sản quốc gia. Vì đây là yếu tố thu hút sự đầu tư rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài, thông qua đó phát triển kinh tế Dubai.
Theo thống kê, nguồn vốn FDI dành cho thị trường bất động sản Dubai là 28.9 tỷ USD (số liệu năm 2019).
Quý đầu năm 2020, bất động sản ở Dubai đóng góp 8% vào tổng doanh thu quốc nội.
- Thương mại
Tận dụng vị trí chiến lược của mình, Dubai tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các khu Thương mại tự do. Hoạt động thương mại tự do chính là một trong những lời giải đáp cho sự thật kinh tế Dubai không phụ thuộc vào dầu mỏ.
– Vận chuyển
Hướng đến sự dễ dàng trong việc trao đổi, di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á, Dubai đã đơn giản hóa các thủ tục phức tạp tại cảng biển, sân bay và miễn thuế.
Dubai vì thế trở thành nơi trung chuyển hiệu quả nhất, nhiều lợi nhuận nhất, tiết kiệm thời gian nhất cho các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Cảng biển DP World Dubai
Cảng biển: Dubai điều hành 2 trong số 10 cảng biển lớn nhất thế giới là DP World và Jebel Ali. Dubai là 1 trong 5 trung tâm vận tải đường biển lớn nhất thế giới.
Sân bay: Sân bay quốc tế Dubai luôn đứng đầu danh sách sân bay quốc tế bận rộn nhất thế giới trong vòng 6 năm trở lại đây, với gần 90 triệu lượt khách quốc tế.
Sân bay Quốc tế Dubai là sân bay bận rộn nhất thế giới trong vòng 6 năm qua
Gần đây, Dubai cho phép sử dụng Hộ chiếu Logistics Thế giới, liên kết Customs World – DP World – Emirates Group nhằm thúc đẩy kết nối thông qua Dubai. Dự án thử nghiệm này đã tăng tỷ lệ người tham gia giao giao dịch 10% (Số liệu năm 2019).
Dubai tiếp tục đẩy mạnh phát triển hàng không giai đoạn tiếp theo với kế hoạch mở rộng sân bay Quốc tế Dubai và xây dựng sân bay quốc tế Al Maktoum.
Dự kiến, sân bay Quốc tế Dubai sẽ đón khoảng 118 triệu lượt khách vào năm 2023 sau khi mở rộng. Sân bay Al Maktoum sẽ đón khoảng 160 triệu lượt khách mỗi năm sau khi hoàn thành.
– Hoạt động xuất khẩu, tái xuất khẩu
Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư công nghiệp, thúc đẩy giá trị thương mại tăng lên 373.2 tỷ USD, xuất khẩu tăng lên 42.2 tỷ USD, khối lượng ngoại thương phi dầu mỏ tăng lên 109 tấn. (Theo số liệu năm 2019).
Đối tác thương mại lớn nhất của Dubai là Trung Quốc, đóng góp cho nền kinh tế 29 tỷ USD. Các đối tác tiếp theo lần lượt là Ấn Độ (đóng góp hơn 27 tỷ USD), Hoa Kỳ (15.5 tỷ USD), Thụy Sĩ (12.7 tỷ USD), Ả Rập Saudi (11 tỷ USD) (Theo số liệu năm 2019).
– Bán lẻ
Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall
Dubai được mệnh danh là “Thủ đô mua sắm của Trung Đông” với nhiều trung tâm mua sắm lớn. Đặc biệt là trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall. Tại đây, có sự góp mặt của hàng trăm thương hiệu nổi tiếng.
Ngoài ra, Dubai là nơi có nhiều khu chợ bán lẻ như các khu chợ bên bờ Dubai Creek với nguồn hàng hóa phong phú đến từ sự trao đổi của thuyền buôn Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka hay Khu Chợ Vàng ở Deira.
Khu chợ vàng và trang sức ở Dubai
Dubai cũng tổ chức nhiều lễ hội như “Lễ hội mua sắm Dubai”, “Dubai mùa hè ngạc nhiên” để hướng đến đối tượng khách du lịch.
- Du lịch
Dubai là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trên thế giới
Du lịch là một trong những ngành có vai trò quan trọng với nền kinh tế Dubai trong những năm gần đây: chiếm 20% GDP. Du lịch cũng là ngành thu ngoại tệ lớn của Dubai.
Ngành du lịch của nền kinh tế Dubai phát triển mạnh mẽ do các chính sách đầu tư có tầm nhìn:
– Dubai được biết đến là một tiểu vương quốc với những tòa nhà cao chọc trời, những thiên đường nghỉ dưỡng xa xỉ, đảo nhân tạo, đài phun nước lớn nhất thế giới.
– Dubai có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng: Dubai Miracle Garden, khu phố cổ Bastakiya, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah, câu lạc bộ thể thao sang chảnh Jumeirah Golf Estates, khu công viên giải trí trượt tuyết mùa đông trên đất sa mạc Ski Dubai, viện bảo tàng Dubai – tòa nhà lâu đời nhất ở Dubai, công viên Al Mamzar, công viên nước Wild Wadi, trung tâm mua sắm Dubai Mall, khách sạn Burj Al Arab.
Ski Dubai – Khu trượt tuyết giữa lòng sa mạc
– Chính sách xuất nhập cảnh tại sân bay Dubai nhanh chóng, đơn giản, chỉ cần xuất trình hộ chiếu.
– Hàng trăm khách sạn sang trọng, tiện nghi được xây dựng để phục vụ khách du lịch.
Khách sạn 7 sao ở Dubai
– Dubai có hoạt động lễ hội đa dạng và rầm rộ: Hằng năm, có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Mỗi lễ hội mang một màu sắc đặc trưng riêng và thu hút một lượng lớn khách du lịch.
– Các lễ hội được tổ chức ở Dubai như: Dubai Desert Classic (Lễ hội chơi Golf diễn ra vào tháng 2, tháng 3 hằng năm), lễ hội ánh sáng Diwali (diễn ra vào tháng 11 âm lịch), Dubai International Jazz Festival (Lễ hội dành cho những người yêu Jazz diễn ra vào tháng 2, tháng 3 hằng năm) và nhiều lễ hội liên quan đến mua sắm, tôn giáo, văn hóa khác.
– Đặc biệt, sự hiếu kỳ về cuộc sống giàu sang ở Dubai cũng là một trong nhiều nguyên nhân thu hút khách du lịch đến Dubai.
- Một số ngành khác
Một số lĩnh vực khác như công nghệ thông tin và truyền thông, chế biến thực phẩm ăn uống, dược phẩm, nông nghiệp… cũng tiếp tục phát triển với sự đóng góp liên tục cho tổng doanh thu quốc nội. Tất cả cùng hướng đến mục tiêu chung: phát triển kinh tế Dubai đa ngành, hạn chế thấp nhất sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nền kinh tế Dubai có nguy cơ lao dốc theo giá dầu
Hầu hết, giá cổ phiếu ở Trung Đông thường tăng giảm theo giá dầu thô. Tuy nhiên, Dubai đã chứng minh ngoại lệ này.
Giai đoạn 2009 – 2012, giá dầu thô tăng gấp đôi, thị trường chứng khoán ở Dubai tăng 14%. Nhưng đến năm 2013, mặc dù giá dầu giảm 37% nhưng thị trường chứng khoán ở Dubai vẫn tăng 155%.
Kinh tế ở Dubai đã hạn chế được sự phụ thuộc vào giá dầu là nhờ sự đa dạng kinh tế mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Kinh tế Dubai không bị ảnh hưởng quá lớn từ việc giá dầu giảm
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, du lịch và bất động sản của Dubai bị ngưng trệ, lượng tiêu dùng nội địa cũng giảm mạnh làm kinh tế Dubai tụt dốc nghiêm trọng.
Một phần nguyên nhân khác, cú sốc về giá dầu vẫn tác động gián tiếp đến kinh tế Dubai. Do UAE vẫn phụ thuộc vào các nguồn thu từ việc xuất khẩu dầu để phát triển các ngành kinh tế khác.
Nền kinh tế Dubai tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm là nhờ chính sách phát triển có tầm nhìn, kể cả là dự án kinh tế thử nghiệm chỉ được chứng minh trong tương lai.
Liệu rằng với nền kinh tế Dubai đã được xây dựng này, kinh tế Dubai có “khống chế” được nguy cơ lao dốc do đại dịch Covid-19, do giá dầu và khẳng định vị thế của mình trong giai đoạn tiếp theo?
Liên hệ ngay ANB Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ xin visa Du Bai khi bạn có nhu cầu đi du lịch hay đi Dubai làm việc nhé.
Bài viết: Giải đáp thắc mắc: Làm visa Dubai hết bao nhiêu chi phí