Là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của châu u, nước Đức mang một vẻ đẹp cổ kính, yên bình và sự phát triển của một nền văn hóa lâu đời. Bên cạnh đó, nước Đức cũng nổi tiếng với một nền kinh tế phát triển hiện đại. Bạn có tò mò về nền kinh tế nước Đức hay không? Nhất là kinh tế nước Đức hiện nay như thế nào? Chắc chắn thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho những ai đang quan tâm đến Đức và có ý định sang Đức du học hay lập nghiệp. Vậy thì để nắm được rõ hơn những thông tin về kinh tế nước Đức, hãy cùng ANB Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây.
Nền kinh tế nước Đức đứng thứ mấy thế giới ?
Nền kinh tế nước Đức đặc biệt quan trọng ở châu Âu
Nền kinh tế nước Đức là một nền kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng thể nền kinh tế của châu âu. Rộng hơn thì quốc gia này cũng là nơi đã góp phần không hề nhỏ vào cục diện của cả nền kinh tế thế giới ngay cả trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại.
Kinh tế nước Đức đã góp phần quan trọng vào tổng GDP của toàn khu vực. Tổng GDP của Đức đạt 3.806 tỷ USD. Tại sao lại khẳng định điều này bởi hiện nay Đức đang là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của châu u với những chỉ số đáng kinh ngạc của nền kinh tế. Nước Đức cũng chính là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội của Đức lên đến con số là 2.200 tỷ Euro, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 29.445 Euro. Chưa hết, kinh tế Đức còn đóng vai trò là người dẫn dắt kinh tế của khối Liên minh châu âu và có sức ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.
Nền kinh tế Đức là một điểm đến không thể bỏ qua cho các nhà kinh tế
Nền kinh tế nước Đức đứng thứ mấy trên thế giới? Nước Đức là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và đứng thứ tư trên thế giới. Nền kinh tế – xã hội Đức đang có sự biến chuyển mạnh mẽ theo hướng chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Năm 2004, tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP là: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%. GDP của Đức đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản.
Vì sao kinh tế Đức phát triển vượt bậc?
Đã có khi nào bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nước Đức trở nên phát triển mạnh như vậy hay không? Dưới đây sẽ là một số lý do có thể sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên.
Nền kinh tế Đức rất phát triển về ngành xuất nhập khẩu và được hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng đồng tiền chung châu âu – đồng Euro. Họ hội nhập với các nền kinh tế yếu hơn ở phía nam châu âu. Nhờ việc đồng Euro có giá trị yếu hơn đồng tiền Đức trước đây nên nước Đức là một trong số ít các quốc gia được hưởng lợi lớn. Nhờ vậy mà hàng hóa của Đức lại trở nên rẻ hơn so với các nước khác, đẩy mạnh cho sự xuất khẩu tại Đức.
Đồng tiền chung châu u mang lại lợi thế rất lớn cho kinh tế tại Đức
Thực hiện cải cải cách về lao động căn bản năm 2003. Cuộc cải cách này đã đặt nền tảng cho việc ổn định việc làm và điều chỉnh linh hoạt về thời gian lao động của người lao động.
Hệ thống giáo dục là nền tảng cho sức mạnh của công nghiệp nước Đức. Tạo ra những nhân công lành nghề đáp ứng nhu cầu của những công ty lâu đời và có sức sản xuất mạnh mẽ.
Nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế chính là xuất phát từ giáo dục
Mô hình kinh tế Đức có đặc điểm gì đáng chú ý?
Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường có sự kết hợp giữa tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.
Đây là mô hình một nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ các sáng kiến của cá nhân và lợi ích toàn xã hội. Đồng thời giúp phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp, quan tâm thực hiện công bằng xã hội.
Mục tiêu của mô hình kinh tế Đức đó là:
- Mô hình kinh tế Đức là bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách đảm bảo cơ hội kinh doanh cá thể bằng một hệ thống an toàn xã hội.
- Thực hiện công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối
- Bảo đảm ổn định bên trong của xã hội nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế và sự mất cân đối trong nền kinh tế thị trường.
Mô hình Mittelstand – bí mật sức mạnh của nền kinh tế Đức
Kinh tế nước Đức hiện nay năm 2020
Nền kinh tế nước Đức sẽ có sự sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 sụt giảm 4,2%, trong đó riêng quý I/2020 giảm 1,9% và quý tiếp theo sụt giảm tới 9,8%.
Đây là mức sụt giảm mạnh nhất tính theo quý kể từ năm 1970 ở Đức và giảm gấp đôi so với quý I/2009 khi khủng hoảng tài chính thế giới hoành hành. Nhận định này tương đồng với nhận định gần đây của Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cho rằng nền kinh tế đầu tàu của châu u sẽ giảm từ 2,8-5,4% trong năm 2020. Với những con số như trên thì kinh tế Đức đang rơi vào khủng hoảng.
Đức có thể thất thu thuế đến 6% vì dịch Covid-19
Chính phủ Đức cũng đã có những chính sách quyết liệt như hạn chế tiếp xúc xã hội; đóng cửa các cửa hàng, trường học, nhà máy; nới lỏng mức trần nợ. Đồng thời chi hàng tỷ Euro để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 tỷ lệ thất nghiệp ở Đức, vốn thấp kỷ lục trong nhiều năm qua (khoảng 5%), sẽ tăng mạnh trở lại.
Tình hình nợ công của nước Đức này đã tăng ở mức kỷ lục do tác động của dịch Covid-19. Theo DIW, tổng chi tiêu bổ sung của Chính phủ cũng như thiệt hại thu nhập của nước này tính đến cuối tháng 5 đã lên tới 287,5 tỷ Euro (324,9 tỷ USD). DIW nhận định, gói kích cầu kinh tế trị giá 130 tỷ Euro sẽ làm tăng hơn nữa tổng nợ công của nước này.
Chính phủ Đức giúp doanh nghiệp tiếp cận gói cứu trợ vì Covid-19
Với tình hình phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, chắc chắn sẽ là những thách thức không hề nhỏ cho nền kinh tế nước Đức và cả những quốc gia khác trên thế giới. Dù có khủng hoảng nhưng với tư duy và mô hình kinh tế hiện đại, nước Đức sẽ nhanh chóng trở về vị thế ban đầu của nó.
Qua bài viết trên, ANB Vietnam mong rằng chúng ta đã có thể có được những góc nhìn đa chiều hơn về một nước Đức với những thăng trầm của nền kinh tế và sự hưng thịnh của họ hiện nay. Nếu như bạn muốn giải đáp thông tin gì về XKLĐ Đức, du học Đức, xin visa đi Đức thì hoàn toàn có thể liên hệ với ANB để được tư vấn chi tiết hơn nhé.