Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là một minh chứng cho sự cải cách, đổi mới đúng hướng, đúng tầm, đúng trọng tâm của Chính phủ Trung Quốc trong vòng 40 năm qua. Kinh tế Trung Quốc hiện nay như thế nào, có còn bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 không? Giữa Trung Quốc và Việt Nam, nền kinh tế nước nào vượt trội hơn?
Cùng ANB Việt Nam tìm hiểu những thông tin khái quát của nền kinh tế Trung Quốc qua bài viết sau đây.
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay – Khái quát về nền kinh tế của Trung Quốc
Thông tin chung về kinh tế Trung Quốc
Bạn có biết nền kinh tế trung quốc đứng thứ mấy thế giới? Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đứng thứ hai toàn cầu, sau Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Trung Quốc khá cao nhưng mức tăng trưởng đã bị giảm xuống do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dù có sự giảm xuống thì tình hình kinh tế trung quốc hiện nay vẫn không đánh mất vị thế của mình.
Có thể nói, câu hỏi nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới là có phần không cần thiết vì từ lâu, Trung Quốc đã trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ, vì thế mà mối quan hệ giữa hai quốc gia này luôn trong tình trạng căn thẳng. Có chăng câu hỏi mà mọi người quan tâm là nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ hay chưa.
Cùng điểm qua một vài đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc nổi bật từ năm 1978 đến nay:
Kinh tế Trung Quốc trước năm 1978 nghèo nàn, kém hiệu quả, nạn đói xảy ra liên tục. Sau khi thực hiện chính sách cải cách kinh tế, mở cửa và tự do hóa thương mại, tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay đã có sự trỗi dậy vượt bậc. Hơn 700 triệu người dân Trung Quốc thoát nghèo.
Kinh tế Trung Quốc suy thoái là câu chuyện của 40 năm trước, còn bây giờ, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được đánh giá là “con rồng châu Á” đã khẳng định được vị thế của mình với các quốc gia lớn mạnh trên thế giới. 4 con rồng kinh tế châu Á là một thuật ngữ trong kinh tế học nhằm ám chỉ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Singapore.
Chỉ số GDP của kinh tế Trung Quốc hiện nay đã có sự tăng trưởng ổn định: GDP Trung Quốc đạt 13 tỷ USD năm 2018, ước tính đạt 14 tỷ USD năm 2019, 15 tỷ USD năm 2020, 16 tỷ USD năm 2020 và đạt 18 tỷ USD năm 2021.
Nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ mấy trên thế giới ?
Một số ngành kinh tế Trung Quốc mũi nhọn
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc qua phần tiếp theo đây. Dưới đây là một số ngành kinh tế Trung Quốc mũi nhọn được đầu tư phát triển:
- Nông nghiệp: sử dụng 24.7% dân số, đóng góp 7.1% vào tổng GDP (Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2020).
Trung Quốc là quốc gia sản xuất gạo, bông, khoai tây, chè và ngũ cốc lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng phát triển ngành chăn nuôi cừu, lợn và cá.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng chè
- Công nghiệp: sử dụng 28.2% dân số, đóng góp 39% vào tổng GDP (Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2020).
Công nghiệp Trung Quốc tập trung vào hoạt động gia công của các đơn vị đến từ khắp nơi trên thế giới và sản xuất dầu khí. Ngành công nghiệp nặng cũng phát triển nhờ trữ lượng thiếc, sắt, kẽm, titan… đứng đầu thế giới. - Dịch vụ: sử dụng 47% dân số, đóng góp 54% vào tổng GDP (Theo số liệu của Ngân hàng thế giới năm 2020).
Có một thời gian, ngành dịch vụ không được Chính phủ Trung Quốc quan tâm đúng mức nên không phát triển đúng tầm. Kinh tế Trung Quốc hiện nay bắt đầu dành sự ưu tiên vào dịch vụ như lĩnh vực giáo dục, sức khỏe, tài chính, du lịch, vận tải…
Khái quát về nền kinh tế của Trung Quốc sau dịch Covid-19
Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 nhưng đã dần phục hồi
Kinh tế Trung Quốc 2020 bị ảnh hưởng mạnh do đại dịch Covid-19, GDP Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 6.8%. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau khi kiểm soát được đại dịch. Cụ thể:
- Kinh tế tăng trưởng 3.2% trong quý II năm 2020, tăng trưởng 4.9% trong quý III năm 2020.
- GDP tích lũy 3 quý đầu năm 2020 tăng trưởng 0.7% so với năm 2019.
- Theo tốc độ này, cơ quan phân tích kinh tế tại Anh Capital Economics nhận định quý IV Trung Quốc sẽ đạt 5 – 6%.
- Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng dự đoán Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn tăng trưởng trong năm 2020, dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19.
- IMF cũng dự đoán, mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 8.2% vào năm 2021.
Như vậy là các bạn đã biết được khái quát nền kinh tế Trung Quốc trong đại dịch Covid rồi đó
Kinh tế Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới?
Nhiều người đặt ra câu hỏi nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ mấy thế giới khi có nhiều thông tin cho rằng kinh tế Trung Quốc vượt kinh tế Mỹ.
Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay chỉ đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Quy mô kinh tế Trung Quốc chỉ vượt Mỹ khi tính toán theo sức mua tương đương.
Nguyên nhân thành công của nền kinh tế Trung Quốc
Để có được nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đã có sự thay đổi trong suốt 40 năm qua. Đó là nhờ các chính sách hợp lý, kịp thời của Chính phủ Trung Quốc. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin khái quát về nền kinh tế Trung Quốc qua phần tiếp theo đây.
Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc:
- Trung Quốc biến các đặc khu kinh tế thành mũi nhọn
Nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc là gì ?
Đặc khu kinh tế Trung Quốc đầu tiên là Thâm Quyến (thành lập vào năm 1980). Sau đó, các đặc khu kinh tế khác được thành lập với nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đóng vai trò mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Một số ngành kinh tế Trung Quốc được đặt làm mũi nhọn và đã thể hiện rõ vai trò, đóng góp của mình trong GDP cả nước.
- Mở thị trường chứng khoán
Năm 1990, thị trường chứng khoán dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã được Trung Quốc mở tại Thượng Hải. Các hoạt động giao dịch cổ phiếu được tái khởi động sau 41 năm vắng bóng.
- Chính sách ổn định dân số
Dân số tăng nhanh không thể kiểm soát cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ đã nhận định như vậy nên áp dụng chính sách một con vào năm 1979. Tức là mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh một con để không gây sức ép lên nền kinh tế. Đây là đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc đáng học tập cho những quốc gia đang phải đối diện với bùng nổ dân số. Vì dân số đông là một gánh nặng rất lớn lên nền kinh tế.
Chính sách sinh một con tại Trung Quốc hiện nay đã được nới lỏng do tình hình kinh tế thay đổi so với giai đoạn bắt đầu cải cách
- Gia nhập WTO, tự do hóa thương mại
Gia nhập WTO là cơ hội tuyệt vời dành cho nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi gia nhập WTO và tự do hóa thương mại, xuất khẩu Trung Quốc tăng 29% mỗi năm, chiếm 14.6% thị trường xuất khẩu thế giới.
- Kích thích kinh tế
Chính phủ đã thúc đẩy kinh tế bằng các gói kích thích kinh tế, nhất là thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhờ các gói kích thích kinh tế này, kinh tế Trung Quốc mới đủ sức đứng vững trước cơn bão khủng hoảng tài chính.
- Đẩy mạnh công nghiệp sản xuất ô tô
Công nghiệp sản xuất ô tô đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc vươn lên như vũ bão. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất thế giới tính theo sản lượng hằng năm, vượt qua cả Nhật Bản.
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay chú trọng sản xuất ô tô – ngành đang vươn lên dẫn đầu thế giới về sản lượng mỗi năm
- Con đường “tơ lụa mới” giá trị hàng trăm tỷ USD
Ban đầu, Chính phủ Trung Quốc mong muốn kết nối hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Kazakhstan dọc theo con đường tơ lụa cổ xưa. Sau đó, con đường tơ lụa mới này có sức ảnh hưởng đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Sự điều hành của Chính phủ
Chính phủ Trung Quốc mà đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình đã đóng vai trò không nhỏ trong việc định hướng phát triển nền kinh tế. Việc cải cách kinh tế năm 1978 cũng khởi phát từ ý kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, từ một nền kinh tế lạc hậu chuyển mình trở thành siêu cường kinh tế thế giới.
So sánh kinh tế Trung Quốc và Việt Nam
Vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam có sự thay đổi đáng kể.
Theo IMF nhận định, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng vượt trội hơn Trung Quốc trong diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam ước tính tăng trưởng 2.9% năm 2020, trong khi mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mới nhất ước tính ở mức 2.3%.
Các chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ còn gặp thách thức nhưng mức độ tăng trưởng vẫn được ước tính ở mức 10% trong năm 2021.
Tóm lại:
Nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đứng thứ hai trên thế giới và tình hình kinh tế Trung Quốc đang phục hồi sau đại dịch Covid-19. Liệu Việt Nam có tiếp tục giữ đà tăng trưởng và trở thành con hổ, con rồng mới về kinh tế trong khu vực châu Á? Hãy để lại bình luận hoặc đón đợi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Truy cập website ANB Việt Nam để cập nhật thêm các thông tin về Trung Quốc, ngoài ra khi bạn cần hỗ trợ về thủ tục xin visa đi Trung Quốc hoặc các vấn đề xoay quanh đừng ngần ngại, nhấc máy gọi ANB Việt Nam để được tư vấn nhanh nhất, chi tiết nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các loại giấy tờ quốc tế, ANB Việt Nam tự hào là dịch vụ làm visa uy tín, uy tín giúp tháo gỡ mọi khó khăn của khách hàng.
4 comments. Leave new
kinh tế trung quốc sau dịch yếu hẳn đi rồi
vâng đúng rồi bạn ạ
Phải cộng nhận là Trung Quốc giỏi thật sự
Theo nhiều dự đoán trong tương lai nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế số một Trung Quốc về mọi mặt đó ạ