Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào? Bên trong Tử Cấm Thành có gì đặc biệt? Tử Cấm thành có ma không?… và nhiều câu hỏi khác sẽ được tiết lộ thông qua bài viết. Cùng ANB Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào?
Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vì cung điện lớn nhất thế giới này không biết đã trải qua bao nhiêu biến động thăng trầm của lịch sử vẫn cứ sừng sững với vẻ đẹp kỳ vĩ đến mê lòng.
Các bạn có biết Tử Cấm Thành xây năm nào không ? Cùng tìm câu trả lời nhé
Xuất phát từ thần thoại “Tử Vi Tiên” cho rằng Ngọc hoàng và các vị thần tiên ở Tử Vi cung (cung điện màu tím), mà Hoàng đế tự xưng là thiên tử, uy quyền một cõi nên cũng phải ở một nơi tương tự như Tử Vi Cung để tỏ uy nghiêm.
Tử Cấm Thành xây dựng năm nào ? Trong 14 năm (từ năm 1406 đến năm 1420) cùng 1 triệu nhân công, quá trình xây dựng Tử Cấm Thành được hoàn thiện như một biểu trưng của quyền lực hoàng đế Trung Hoa. Tử Cấm Thành được xây dựng dưới triều đại nào? Nơi này được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu.
Vậy là Tử Cấm Thành đã hơn 600 năm tuổi và ý nghĩa Tử Cấm Thành theo thời gian cũng có nhiều thay đổi. Tử Cấm Thành là gì? Tử Cấm Thành không còn là nơi diễn ra các sự kiện triều chính, là nơi cố thủ của hoàng tộc khi có biến cố xảy ra, là nơi ở của vua và các phi tần… nữa. Tử Cấm Thành hiện nay là viện bảo tàng lớn nhất thế giới, là nơi cất giữ các bảo vật quý giá của các triều đại Minh – Thanh.
Tổ hợp công trình bằng gỗ lớn nhất thế giới này cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc.
Tử Cấm Thành là gì? Tử Cấm Thành là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và các thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình, ngoài ra còn có thái giám, cung nữ là những người phục vụ của họ.
Tử Cấm Thành ở đâu?
Tử Cấm Thành về đêm đẹp nhưng ít người dám lui tới
Hầu hết chúng ta đều biết Tử Cấm Thành được xây dựng tại thành phố Bắc Kinh – Thủ đô của nước Trung Quốc và cụ thể mà nhiều người chưa biết đó chính là khu Đông Thành của thành phố
Những bí ẩn Tử Cấm Thành Trung Quốc luôn thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Trong đó phải kể đến việc Tử Cấm Thành có ma.
Bạn đã từng nghe câu chuyện kể về bóng ma nữ thường xuyên xuất hiện ở Tử Cấm Thành? Hay lời đồn Tử Cấm Thành về đêm có tiếng khóc nỉ non, nhất là từ khu vực giếng nước Trân Phi thì tiếng khóc lại càng ai oán, thê lương.
Đáng sợ hơn cả là câu chuyện của một du khách khi tham dự triển lãm trang sức ở Tử Cấm Thành. Anh kể rằng khi trở về, vào buổi tối anh nghe có tiếng la hét của một người phụ nữ và lời thì thầm “Trang sức kia là của ta”.
Giếng nước Trân Phi – nơi Trân Phi bị xô ngã và chôn vùi
Chưa ai xác định được về tính thật giả của những lời đồn đại này nhưng nhiều người hiếu kỳ đã tìm hiểu Tử Cấm Thành ở đâu để ghé thăm. Và có lẽ vì thế mà Tử Cấm Thành mặc dù nằm bên cạnh quảng trường Thiên An Môn, ngay trung tâm Bắc Kinh với đông người qua lại vẫn luôn là nỗi ám ảnh khi đêm về.
Cũng từ đó, ngoài được biết đến là cung điện lớn nhất thế giới, là công trình lộng lẫy nhất Trung Quốc, Tử Cấm Thành còn được nhắc đến trong toplist những địa điểm du lịch nổi tiếng có nhiều ma trên thế giới.
Tử Cấm Thành rộng bao nhiêu?
Diện tích của Tử Cấm Thành Trung Quốc là cung điện lớn nhất thế giới.
Tổng diện tích Tử Cấm Thành lên đến 720.000 mét vuông, Tử Cấm Thành được biết đến là cung điện lớn nhất thế giới với 800 cung điện lớn nhỏ và 9999 phòng.
Nhiều người khi tìm hiểu Tử Cấm Thành rộng bao nhiêu đã không thể không ấn tượng về quy mô tầm cỡ của cung điện này. Nhất là khi so sánh với một số cung điện có tiếng như Điện Vatican (440.000 mét vuông), Điện Kremlin (275.000 mét vuông) lại càng thảng thốt, trầm trồ.
Sơ đồ Tử Cấm Thành
Sơ đồ bố trí Tử Cấm Thành
Nếu bạn là fan của những bộ phim hậu cung Trung Hoa thì chắc chắn sẽ muốn biết bên trong Tử Cấm Thành như thế nào.
Theo sơ đồ Tử Cấm Thành ở một số tài liệu thì nơi này được chia thành Tiền triều và Hậu cung. Qua bố cục sắp xếp, các bạn sẽ thấy rõ Tử Cấm Thành không chỉ là chốn thiên cảnh trần gian với kiến trúc diễm lệ, xa hoa mà còn thể hiện rõ tinh hoa văn hóa phương Đông: Thiên Nhân hợp nhất, Dương hòa hợp, trọng Đạo, kính Trời…
- Tiền Triều
Tiền Triều là nơi Hoàng Đế và triều thần xử lý các công việc quan trọng của quốc gia hoặc thực hiện các nghi lễ hoàng gia. Ngoài 3 điện Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện và Bảo Hòa Điện làm trung tâm, ở xung quanh còn có Văn Hoa Điện, Vũ Anh Điện và nhiều lầu các, hành lang.
Trong các điện ở Tiền Triều cũng như toàn bộ Tử Cấm Thành, Thái Hòa Điện là quan trọng bậc nhất. Công trình bằng gỗ lớn nhất Trung Quốc này có diện tích 2377 mét vuông và chiều cao lên tới 35.05 mét.
Hình ảnh Thái Hòa Điện
- Hậu Cung
Hậu Cung là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của vua, hoàng hậu, các phi tần và con cái của họ. Do đó, ngoài lối kiến trúc sang trọng, cách bố trí phòng ốc kiên cố, đảm bảo an toàn thì nhu cầu giải trí, văn hóa cũng được đề cao bằng cách xây dựng nhiều Tàng Thư Lâu, vườn hoa, sân khấu…
Theo sơ đồ Tử Cấm Thành thì Hậu Cung lấy Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện và Khôn Ninh Cung làm trung tâm. Sau đó các cung điện của phi tần được phân bổ đối xứng thành Lục Cung Đông và Lục Cung Tây.
– Càn Thanh Cung
Ngai vàng ở Càn Thanh Cung
Thời nhà Minh, Càn Thanh Cung là nơi Hoàng Đế nghỉ ngơi và phê duyệt tấu chương sau khi thiết triều. Đến thời nhà Thanh, Càn Thanh Cung trở thành nơi diễn ra các cuộc họp bàn việc nước quan trọng và tổ chức yến tiệc, lễ nghi theo nghi thức hoàng gia.
– Giao Thái Điện
Một góc Giao Thái Điện
Được bố trí nằm giữa Càn Thanh Cung (tính Dương) và Khôn Ninh Cung (tính m), Giao Thái Điện tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương sâu sắc. Ngoài ra, Giao Thái Điện còn là nơi cất giữ 25 con dấu thời vua Càn Long.
Nếu như Thái Hòa Điện là nơi vua và triều thần nghị sự thì Giao Thái Điện là nơi Hoàng Hậu tổ chức những yến tiệc quan trọng.
– Khôn Ninh Cung
Một góc Khôn Ninh Cung
Thời nhà Minh, Khôn Ninh Cung là nơi ở của Hoàng hậu. Đến thời nhà Thanh, Khôn Ninh Cung được chia làm hai khu vực, một khu vực là nơi động phòng của Hoàng đế và Hoàng hậu, một khu vực làm nơi thờ cúng. Ở thời Ung Chính, Hoàng hậu không ở Khôn Ninh Cung nữa mà chuyển sang Cảnh Nhân Cung.
Ngoài ra, Hậu Cung Tử Cấm Thành ở Trung Quốc còn bao gồm:
– Tử Ninh Cung ở phía Tây Nam Dưỡng Tâm Điện (nơi Hoàng hậu và phi tần đời vua trước ở).
– Thọ Khang Cung (thời Ung Chính) nằm ở phía Tây Từ Ninh Cung, Thọ Khang Cung cũng có chức năng như Từ Ninh Cung.
– Ninh Thọ Cung (thời vua Càn Long) nằm ở Đông Nam Hậu Cung, nơi này sẽ là nơi ở của vua Càn Long khi thoái vị. Ninh Thọ Cung được bố trí như một Thái Hòa Điện thu nhỏ.
– Trường Xuân Cung, nơi ở của Hoàng Thái hậu và một số Hoàng hậu.
– Ngự Hoa Viên, nơi duy nhất có cây cối ở Tử Cấm Thành với nhiều đình, lầu được xây dựng. Ngự Hoa Viên có diện tích khoảng 11.000 mét vuông, được quy hoạch chỉn chu với phong cảnh hữu tình, nên thơ gợi cuộc sống an nhàn, hưởng thụ của Hoàng tộc.
– Khâm An Điện, nơi thờ cúng thần linh.
Tử Cấm Thành không chỉ là đầu não – trái tim của các triều đại nhà Minh, nhà Thanh, mà còn là chứng tích có giá trị lịch sử, văn hóa ở thời hiện tại.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm nào và các bí ẩn xung quanh được giải mã một cách thỏa đáng. Đương nhiên, bạn hãy một lần ghé thăm chốn “thâm cung bí sử” lớn nhất thế giới này để tự mình trải nghiệm nhé.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin nào cần tìm hiểu đất nước đông dân nhất thế giới này hoặc cần hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục xin cấp visa đi Trung Quốc có thể liên hệ với Visa ANB Vietnam. Với hơn nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các loại giấy tờ quốc tế, dịch vụ quốc tế, dịch vụ làm visa ở Hà Nội của chúng tôi sẽ tháo gỡ mọi khó khăn của bạn một cách nhanh nhất.
2 comments. Leave new
Dù thấy nhiều trên các phim cung đấu rồi những đi mới biết được Tử Cấm Thành nó rộng lớn như thế nào. Quả nhiên là mồ chôn thành xuân của các mỹ nữ
Phải công nhận một điều là người xưa quá giỏi ạ. Nếu bạn vẫn muốn đến thăm nơi này một lần nữa thì có thể liên hệ trực tiếp số hotline bên mình 0982.603.202 để tham khảo về việc làm visa Trung Quốc nhé