Tục lệ minh hôn Trung Quốc là một trong những hủ tục rùng rợn nhất thế giới đến nay vẫn còn sót lại. Ngày nay, vẫn còn có một số khu vực vẫn còn tổ chức hủ tục đó mang lại rất nhiều nỗi ám ảnh cho tất cả mọi người. Vậy tục lệ minh hôn là gì? Nguồn gốc hủ tục đó từ đâu mà ra? Hãy cùng ANB Việt Nam tìm hiểu nhé.
Tục lệ minh hôn là gì?
Tục minh hôn là gì? Đám cưới ma
Âm hôn là gì? Tục lệ minh hôn là gì? Đây là đám cưới ma hay còn gọi là âm hôn và là tập tục phổ biến từ thời phong kiến của Trung Quốc. Âm hôn tức là đám cưới được tổ chức cho hai người đã mất hoặc một người sống và một người mất.
Người xưa cho rằng nếu một người qua đời mà chưa lập gia đình thì sẽ cô độc và dựa vào phong thủy, mồ mả tác động đến hưng thịnh đời sau. Thế nên họ mang theo suy nghĩ là người khuất cũng phải được sống hạnh phúc và người sống cũng được sống bình an nên phải làm minh hôn.
Tục minh hôn có ở Việt Nam không? Câu trả lời là không vì tục lệ này ở các vùng xa xôi, hẻo lánh ở Trung Quốc.
Nguồn gốc hủ tục minh hôn Trung Quốc
Tục lệ đám cưới ma là gì?
Theo tài liệu ghi lại cho rằng nguồn gốc phong tục minh hôn của Trung Quốc đầu tiên được biết đến diễn ra ở nhà Tào Tháo. Tào Xung – con trai của Tào Tháo không may qua đời vào năm 13 tuổi. Tào Tháo vì thương con trai nên ông đến tìm nhà Chân thị cũng có cô con gái mất sớm nên nói chuyện tiến hành tổ chức đám cưới ma và chôn hai người cùng chỗ.
Kể từ đó, minh hôn Trung Quốc được phổ biến nhiều hơn vào thời nhà Tống và phong tục này vào năm 1949 đã bị chính quyền tại Trung Quốc cấm nhưng vẫn có nhiều khu vực vẫn bí mật diễn ra.
Minh hôn được tổ chức thế nào?
Để tổ chức một đám cưới ma thì cha mẹ sẽ làm lễ nhờ quỷ mai mối dặm hỏi, sau đó xem quẻ, quẻ đạt thì mới tiến hành may áo cưới cho cô dâu chú rể. Nếu cả hai đều mất thì sẽ dùng hình nhân thế mạng rồi sau đó chôn họ cùng một chỗ.
Đám cưới ma được diễn ra như thế nào?
Hủ tục minh hôn nếu một người còn sống và một người đã chết thì người còn sống sẽ đeo găng tay đen, người chết lấy bài vị ra thay thế. Trong khi đốt vàng mã, gia đình hai bên sẽ đứng quây xung quanh và đánh trống thổi kèn.
Nhiều người cho rằng, đám cưới ma là cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu và hai người ở cõi âm mãi mãi hạnh phúc bên nhau không hề có chuyện ly dị như các cặp vợ chồng trên trần gian. Chính vì suy nghĩ đó mà đến nay tục lệ rùng rợn đó vẫn còn tồn tại.
Ngày nay tục lệ minh hôn có còn không?
Ngày nay, hủ tục Trung Quốc minh hôn vẫn còn được diễn ra ở các vùng sâu vùng xa và gây ra nhiều hệ lụy. Những năm gần đây, tục lệ này ngày càng phổ biến trở lại và phát sinh tình trạng mua bán xác chết. Các vụ ăn cắp xác chết được diễn ra liên tục và trở thành mối buôn bán cho những gia đình có nhu cầu.
Thực trạng này ngày càng phổ biến hơn vì do nhiều gia đình nghèo, thanh niên làm việc trong môi trường tử vong cao nên nhiều người không cưới được vợ cho con khi còn sống nên cố mua xác chết để con mình trở thành người có vợ dưới âm phủ. Hủ tục này ngày càng tiếp tay cho nhiều kẻ phạm tội hơn.
Một xác chết được bán cho đám cưới ma với giá hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Chính vì giá của một xác chết cao đến vậy nên mới có những vụ giết người bán xác cho các gia đình giàu có muốn tổ chức minh hôn cho con.
Một tập tục quá đáng sợ và hy vọng trong tương lai tục lệ này sẽ biến mất mãi mãi để những người dân không còn sống trong lo sợ nữa. Ngoài ra, nếu các bạn muốn làm visa Trung Quốc thì hãy liên hệ dịch vụ làm visa Trung Quốc uy tín của ANB Việt Nam nhé.