Tìm hiểu về vị trí địa lý Nhật Bản hay khí hậu, văn hoá là điều cực kỳ cần thiết khi bạn có dự định đến xứ sở hoa anh đào này. Cùng ANB Việt Nam tìm hiểu thêm những thông tin khái quát về nước Nhật Bản cũng như nét nổi bật về vị trí địa lý của đất nước này qua bài viết dưới đây nhé!
Những điểm nổi bật về vị trí địa lý Nhật Bản
Đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở khu vực nào? Với vị trí địa lý Nhật Bản là một quốc đảo, bốn mặt giáp biển, nghèo tài nguyên tuy nhiên người Nhật đã vận dụng những đặc điểm vị trí địa lý này để phát triển trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Hãy cùng ANB tìm hiểu thêm những nét nổi bật về vị trí, địa hình đât nước này nhé.
Để nói về vị trí địa lý của Nhật Bản thì đây là quốc gia hải đảo hình vòng cung, nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành bao gồm:
- Quần đảo Kuril (Chishima).
- Quần đảo Nhật Bản.
- Quần đảo Ryukyu.
- Quần đảo Izu-Ogasawara.
Nhật Bản nằm ở khu vực nào trên bản đồ thế giới ?
Vậy Nhật Bản giáp với nước nào ?
Là một quốc đảo, đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản khá đặc biệt là xung quanh giáp biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. Các quốc gia lân cận ở vùng biển giáp Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Phía Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan, phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Vị trí địa lý Nhật Bản được xác định trên bản đồ vệ tinh như sau:
- Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ.
- Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ.
- Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ.
- Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ.
Đặc điểm địa hình Nhật Bản
Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là núi, gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Không chỉ địa hình chủ yếu của Nhật Bản là núi, “đặc sản” của Nhật Bản chính là núi lửa với một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, nổi bật nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét, hiện có gần 200 núi lửa đang hoạt động. Đây cũng là nguyên nhân khiến Nhật Bản xảy ra thiên tai.
Đặc điểm địa hình Nhật Bản
Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là núi và giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Trên biển, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý, song trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi hẹp hơn nhiều do đây là các biển chung.
4 đảo lớn của Nhật Bản
Nhật Bản được hình thành bằng 4 đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.
– Hokkaido có rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư còn thưa thớt. Các trung tâm công nghiệp lớn: Sapporo và Muroran.
Hokkaido – Hòn đảo lớn nhất Nhật Bản
– Honshu là đảo có diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Nagoya, Osaka và Konbe.
– Kyushu là đảo phát triển công nghiệp nặng đặc biệt là khai thác than và thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka và Nagasaki.
– Shikoku là đảo ngành nông nghiệp đóng vai trò phát triển kinh tế chính.
Diện tích Nhật Bản
Là một quốc đảo được hình thành bởi khoảng 3000 đảo lớn nhỏ nổi lên ở giữa biển Thái Bình Dương, diện tích Nhật Bản rơi vào khoảng 377.892 km2, đường biên giới kéo dài khoảng 3.500km từ Bắc tới nam theo một đường cong tương đối hẹp. Nếu so sánh, diện tích Nhật Bản và Việt Nam không có quá nhiều sự chênh lệch (diện tích Việt Nam: 331.210 km2), tuy nhiên vị trí địa lý Nhật Bản cũng như nguồn tài nguyên nước này lại có phần kém thuận lợi hơn Việt Nam.
9 vùng địa lý của Nhật Bản
Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki (Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Ryuku.
Hokkaido | Hokkaido |
Tohoku | Akita, Aomori, Fukushima, Iwate, Miyagi, Yamagata. |
Kanto | Chiba, Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, Tochigi, Tokyo |
Chubu | Aichi, Fukui, Gifu, Ishikawa, Nagano, Niigata, Shizuoka, Toyama, Yamanashi |
Kinki | Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, Shiga. |
Chugoku | Hiroshima, Yamaguchi, Shimane, Tottori, Okayama. |
Shikoku | Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima. |
Kyushu | Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga. Kyushu bao gồm cả quần đảo Okinawa. |
Hệ thống sông ngòi Nhật Bản
Những con sông được tạo nên từ những hòn núi dốc thường rất hẹp và có độ dốc rất cao. Nhiều con sông lao ầm ầm như thác xuống biển. Nhật bản cũng là nước có rất nhiều hồ. Có lẽ mặt nước tĩnh lặng của hồ nước đã tạo ra cảm giác đặc biệt cho người dân ở xứ sở núi và tuyết này. Hồ Biwa là hồ đẹp nhất và có ý nghĩa nhất đối với người Nhật.
Sông Shinano – dòng sông dài nhất Nhật Bản
Các con sông dài nhất Nhật Bản:
STT | Sông | Chiều dài (km) | Tỉnh |
1 | Shinano | 367 | Niigata, Nagano |
2 | Tone | 322 | Ibaragi, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Nagano |
3 | Ishikari | 268 | Hokkaido |
4 | Teshio | 256 | Hokkaido |
5 | Kitakami | 249 | Iwate, Miyagi |
6 | Abukuma | 239 | Fukushima, Miyagi |
7 | Mogami | 229 | Yamagata |
8 | Kiso | 229 | Nagano, Gifu, Aichi, Mie |
9 | Tenryu | 213 | Nagano, Aichi, Shizuoka |
10 | Agano | 210 | Niigata, Fukushima, Gunma |
Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý Nhật Bản
– Thuận lợi:
- Vị trí Nhật Bản nằm giáp biển –> nguồn thủy hải sản phong phúc và đa dạng. Và là đất nước được hình thành từ nhiều những đảo => tiềm năng du lịch tại Nhật là rất lớn.
- Nằm cạnh với các nước có nền kinh tế phát triển và mới nổi trên Thế giới –> giao lưu kinh tế.
- Phát triển giao thông vận tải biển và cảng biển.
- Khí hậu ôn đới ở miền Bắc và cận nhiệt ở miền Nam tạo nên khí hậu đa dạng, và thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
– Khó khăn:
- Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là núi nên Giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn, gây nhiều khó khăn cho việc canh tác nông nghiệp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn, trừ than đá và dồng có 1 số lượng ít thì còn lại những nguồn tài nguên ko đáng kể.
- Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần…) thường xuyên xảy ra: nằm ở vành đai Thái Bình Dương, ở Nhật Bản hiện còn khoảng 200 núi lửa đang hoạt động.
Vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nhật Bản
Vị trí địa lý Nhật Bản và các vùng khí hậu
Vị trí địa lý Nhật Bản và địa hình chủ yếu của Nhật Bản là núi có ảnh hưởng như thế nào đến miền khí hậu? Khí hậu Nhật Bản phần lớn là kiểu khí hậu ôn đới đều có tuyết rơi vào mùa đông, và có sự biến đổi rõ rệt theo từng vùng vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam.
Đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
- Vùng Hokkaido: Có vị trí địa lý ở vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
- Vùng biển Nhật Bản: Vùng biển phía tây đảo Honshu, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn về mùa hè.
- Vùng cao nguyên trung tâm Nhật Bản: Vùng trung tâm có kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm.
- Vùng biển nội địa Seto: Vùng biển nội địa các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn bão gió mùa, mang đến khí hậu ấm áp ẩm ướt mùa hè và tuyết rơi vào mùa đông.
- Vùng biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía đông có mùa đông lạnh tuyết rơi nhẹ, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
- Vùng quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông mát khô hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra.
Trên đây là một số nét khái quát về vị trí địa lý Nhật Bản cũng như ý nghĩa của vị trí Nhật Bản đối với người dân và cả lao động làm việc tại nước ngoài. Nếu muốn khám phá thêm về Nhật Bản, liên hệ ngay ANB Việt Nam để làm visa đi Nhật trọn gói nhanh nhất bạn nhé!
Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, các dịch vụ của ANB bao gồm Xử lý làm Visa du lịch và Du học, không bao gồm dịch vụ Xuất khẩu lao động sang các nước khác.