Hina Matsuri là lễ hội truyền thống ở Nhật dành riêng cho các bé gái và mỗi gia đình đều trang trí búp bê để ăn mừng ngày lễ này. Lễ hộ này được tổ chức khắp nơi trên toàn quốc và diễn ra hàng năm. Vậy lễ hội búp bê Nhật Bản có gì mà trẻ em lại yêu thích đến vậy. Hãy cùng ANB Việt Nam tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc lễ hội búp bê Nhật Bản
Lễ hội búp bê Nhật Bản có nguồn gốc từ đâu?
Từ hơn 1000 năm trước, truyền thống lễ hội búp bê Nhật Bản đã được ra đời và đến ngày nay, người Nhật vẫn giữ những nét đẹp của lễ hội truyền thống. Thời điểm vào năm 794 – 1185, người xưa cho rằng những con búp bê giống như hình nhân thế mạng, các bé gái chơi búp bê xong thì sẽ đem vứt đồ chơi xuống sông để xua tan đi những điều không may mắn cho bé gái.
Lúc đầu, búp bê được làm bằng rơm để tượng trưng cho hình nhân thế mạng. Sau đó vào thời Edo, những con búp bê được ra đời với kỹ thuật tinh xảo và từ đó thay vì thả trôi sông thì sẽ được trưng bày trong ngày của các bé gái. Ngày nay, Nhật Bản chọn ngày 3 tháng 3 hàng năm là lễ hội búp bê Hina Matsuri và ý nghĩa lễ hội này trở thành ngày cầu phúc, may mắn và sức khỏe cho các bé gái trong gia đình và ước nguyện cho cuộc hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống gia đình sung túc.
Thông tin chung về búp bê Hina Matsuri
Búp bê Hina Matsuri là gì?
Matsuri là gì? “Matsuri” nghĩa là là lễ hội, “Hina” trong tiếng Nhật nghĩa là “búp bê nhỏ” là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina được các cô gái Nhật Bản mang về nhà và trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình vào dịp lễ hội.
Tại những gia đình khá giả, khi các em bé gái mới sinh, bố mẹ sẽ chuẩn bị cho ngày lễ hội HinaMatsuri. Đối với gia đình thượng lưu, búp bê còn là một phần của hồi môn của cô dâu và kệ trưng bày búp bê là niềm tự hào của gia đình.
Phân loại búp bê
Thứ tự trang trí búp bê
Theo truyền thống của lễ hội, búp bê Hina Nhật Bản sẽ được trang trí trên kệ 7 tầng được phủ tấm nhung đỏ và các tầng được sắp xếp với nhau:
- Tầng cao nhất là vua và hoàng hậu được gọi là Dairibina. Thứ tự sắp xếp là vua được đặt bên trái và hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng là bức bình phong Byobu và hai bên có hai cây đèn giấy in hoa văn Bonbori. Ở trước mặt vua và hoàng hậu là hai bình hoa được cắm hai nhánh hoa đào và hai bệ đựng mochi, rượu ngọt Shirozake.
- Tầng thứ hai là 3 búp bê nữ quan Sannin Kanjo.
- Tầng thứ ba là trưng bày 5 nhạc công cung đình Gonin Bayashi trong đó có 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, 1 người cầm quạt.
- Tầng thứ tư là 2 búp bê đại thần và bên trái là đại tướng quân.
- Tầng thứ năm bao gồm 3 búp bê là hộ vệ cho vua và hoàng hậu , được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất ở hai bên.
- Tầng thứ sáu và tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau như cỗ xe cung đình Goshoguruma, kiệu rước Okago
Tập tục trong lễ hội búp bê Nhật Bản
Bánh dày Hishi
Trong dịp lễ hội búp bê, các bé gái sẽ họp bạn bè để cùng trang trí và chia sẻ với nhau bộ sưu tập búp bê của mình. Ngoài ra sẽ tổ chức bữa tiệc nhỏ với bạn bè với những món ăn truyền thống như cơm đậu đỏ Sekihan, bánh dày Hishi, rượu ngọt Shirozake và các loại bánh nhiều màu sắc.
Người Nhật còn ăn chirashizushi – một món cơm sushi với nhiều nguyên liệu tươi ngon và đặc biệt có món cá sống đặc trưng.
Hoa đào là biểu tượng không thể thiếu trong dịp lễ hội
Ngoài ra, lễ hội búp bê này người Nhật thường trưng bày hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên khác là Momo-no-sekku nghĩa là lễ hội hoa đào chính vì vậy hoa đào cũng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp lễ này.
Lễ hội Hina Matsuri đã trở thành nét văn hóa đặc trưng cho đời sống người dân Nhật Bản và cũng chính là sự giao hòa giữa thiên nhiên tươi đẹp và ước vọng bình an của người Nhật Bản.
Qua bài viết ANB Viêt Nam đã cho bạn biết thêm thông tin về lễ hội búp bê Nhật Bản. Hãy liên hệ ANB Việt Nam để được tư vấn tận tình và miễn phí về cách xin visa Nhật dễ dàng để có một chuyến hành trình tới đất nước mặt trời mọc đầy thú vị nhé.
Xem thêm: Xuất khẩu lao động Nhật bản