Nền kinh tế Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển hiện đại. Quốc gia này được mệnh danh là một trong 4 con rồng châu Á nhưng trước đây, Singapore đã từng là một đất nước nghèo, nhỏ bé và có nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào việc đánh bắt thủy hải sản.
Vậy kinh tế Singapore đứng thứ mấy thế giới? Những chính sách kinh tế mà quốc gia sử dụng để đưa đất nước phát triển như hiện nay là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu về đặc điểm kinh tế của Singapore thì hãy cùng với ANB Việt Nam khám phá điều đó qua những thông tin được chia sẻ ngay dưới đây.
Bạn có muốn tìm hiểu xem nền kinh tế Singapore đứng thứ mấy thế giới ?
Kinh tế Singapore đứng thứ mấy thế giới?
Chắc chắn những ai muốn tìm hiểu nhiều hơn về đất nước Singapore và sự phát triển của nền kinh tế Singapore thì cũng đều muốn biết kinh tế Singapore đứng thứ mấy thế giới. Hiện nay, Singapore đang là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và cả trong châu Á nói chung.
Đầu tiên, hãy cùng đi qua những giới thiệu khái quát về nền kinh tế Singapore. Đặc điểm kinh tế của Singapore được đánh giá là một nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Đánh giá mức độ của một số chỉ tiêu trong nền kinh tế để chúng ta có thể thấy rõ hơn được việc xếp hạng trên là hoàn toàn đúng đắn.
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên với thông tin rằng mặc dù có nền kinh tế phát triển vượt trội nhưng Singapore lại là quốc gia có mức độ tham nhũng thấp thứ 3 so với thế giới. Số lượng các doanh nghiệp vận hành trong nước tại Singapore cũng chiếm con số nhiều nhất. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của Singapore được xếp vào hàng thứ 3 trên thế giới.
Sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Singapore so với các nước trên thế giới
Sự phát triển vượt trội của nền kinh tế này đã và đang mang lại rất nhiều những cơ hội cho con người, không chỉ ở trong đất nước Singapore mà người lao động cũng đi XKLD Singapore ngày càng nhiều. Nền kinh tế Singapore thu hút rất đông nhà đầu tư trong nước và quốc tế cho mọi lĩnh vực của đời sống mà đặc biệt là tập trung cho kinh tế tại quốc gia này. Việc mở rộng đầu tư sản xuất cũng đã tạo ra rất nhiều những công ăn việc làm ổn định với thu nhập mà nhiều người mơ ước.
Chất lượng cuộc sống của người dân Singapore được nâng lên đáng kể và đây thực sự là một trong những quốc gia đáng sống trên thế giới hiện nay, là thị trường Xuất khẩu lao động tiềm năng tại khu vực Châu Á.
Theo các bạn thì Singapore là nước phát triển hay đang phát triển?
Tại sao kinh tế Singapore phát triển: Đặc điểm kinh tế của Singapore
Bạn có tò mò tại sao kinh tế Singapore phát triển như vậy. Dù cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á và cách Việt Nam không xa, tiến trình lịch sử cũng có nhiều điểm tương đồng, thậm chí là có sự thua thiệt về tài nguyên thiên nhiên, tại sao nền kinh tế Singapore lại có thể phát triển trước Việt Nam hàng chục năm như vậy. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm kinh tế của Singapore để xem tại sao quốc gia này có được sự phát triển vượt bậc đến vậy.
-
Đẩy mạnh chống tham nhũng
Hiện tại, Singapore là nước có tỉ lệ tham nhũng thấp thứ 3 (gần như thấp nhất thế giới), và là đô thị phồn hoa của khu vực châu Á và trên thế giới. Nhưng bạn có biết, trước đây Singapore từng là nước có tỷ lệ tham nhũng và nhiều khu ổ chuột nhất thế giới. Sau khi được lãnh đạo bởi ông Lý Quang Diệu, Singapore trở thành nước đứng thứ 7 trên thế giới về chống tham nhũng.
Những khoản tiền, khoản trợ cấp được phân bổ đến đúng đối tượng giúp người dân thoát nghèo và đưa nền kinh tế đi lên. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải tại sao kinh tế Singapore phát triển. Một quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao thì không thể nào phát triển được, tiền sẽ chỉ chảy vào túi riêng của một số người mà không phục vụ cho mục đích cộng đồng.
-
Chính sách thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Singapore
Trong những năm trở lại đây, Singapore đang tập trung vào việc tái cơ cấu nền kinh tế từ việc phát triển những ngành nghề sử dụng nhiều lao động sang phát triển theo hướng đổi mới và nâng cao năng suất lao động. Để thực hiện được tốt nhất chủ trương của chính sách này, từ năm 2010, Singapore đã triển khai các kế hoạch nhằm khuyến khích đầu tư vào nâng cao mặt kỹ năng trong lực lượng lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả của các ngành ít sử dụng lao động.
nền kinh tế Singapore chú yếu dựa vào đầu tư tập trung đẩy mạnh công nghệ và những ngành ít sử dụng lao động
Singapore cũng đã hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài, nâng cao cơ hội dành cho người dân ở Singapore.
-
Singapore mở cửa cho thương mại và đầu tư
Đây là một trong những chính sách mang tính quyết định tại sao kinh tế Singapore phát triển. Thương mại của Singapore bao gồm hàng hóa và dịch vụ, mức độ phát triển đạt gấp 4 lần so với GDP hàng năm. Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Singapore thì gần một nửa kim ngạch xuất khẩu này là hàng tái xuất qua Singapore. Hiện nay, nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ.
Thương mại của Singapore được củng cố bởi hệ thống 21 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTAs) với 32 đối tác. Trao đổi thương mại với các đối tác này chiếm khoảng 80% nhập khẩu của Singapore và 74% xuất khẩu của Singapore năm 2015.
Hiện nay Singapore tiến hành hội nhập khu vực với ASEAN đã hướng tới thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN với mục tiêu là tạo ra một thị trường chung cho việc tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong 10 nước thành viên ASEAN.
Singapore ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy tự do hóa thương mại dựa trên nguyên tắc của WTO. Họ đã tham gia vào những sáng kiến đa phương như mở rộng Hiệp định công nghệ thông tin. Bằng chứng cho thấy điều này đó là việc Singapore cũng là một trong những nước thành viên đầu tiên của WTO chấp nhận thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại.
Tập trung cho mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư
Triển khai thuận lợi hóa thương mại và hệ thống rủi ro hội nhập nơi mà hải quan chấp thuận các biện pháp thuận lợi hóa thương mại cho doanh nghiệp theo một chương trình 5 cấp độ. Quản lý nhập khẩu được duy trì bởi các cơ quan hành chính về y tế, an ninh và môi trường, hoặc dưới các hiệp định và thỏa thuận quốc tế. Ngoài ra, Singapore vẫn duy trì cơ chế quản lý đối với hàng hóa bị cấm nhập khẩu và giấy phép tự động hoặc không tự động.
Singapore có nhiều chương trình ưu đãi thuế và phi thuế để đẩy mạnh thương mại và dịch vụ như tín dụng ưu đãi cho sản xuất và đổi mới (PIC), ưu đãi cho nghiên cứu và phát triển hoặc thành lập trụ sở tại Singapore cũng như các chương trình được thiết kế cho các hoạt động hoặc lĩnh vực đặt biệt như dịch vụ tài chính và hàng hải.
-
Đầu tư vào công nghệ
Bạn có biết lương cho một lập trình viên ở Singapore trung bình là khoảng 120 triệu 1 tháng, hoặc thậm chí còn cao hơn. Lãnh đạo nước này đã vô cùng đúng đắn khi nhìn ra vai trò, sức mạnh của công nghệ trong tương lai và đầu tư phát triển vào lĩnh vực này. Một trong những đặc điểm kinh tế của Singapore là có lĩnh vực công nghệ được đầu tư và vô cùng phát triển, hiện nay, Singapore được xem là trung tâm công nghệ mới của thế giới.
Việc đầu tư mạnh vào công nghệ giúp quốc gia này khắc phục được nhược điểm diện tích hẹp nên không có đất canh tác và sự hạn chế về mặt tài nguyên, chưa kể đến ngày nay công nghệ luôn là yếu tố dẫn đầu xu thế. Do đó, ngày nay nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ.
-
Chính sách khuyến khích giáo dục lao động tại Singapore
Chính phủ Singapore tập trung xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Hệ thống giáo dục và đào tạo ban đầu được trợ cấp bởi chính phủ. Sau đó hoạt động này được Singapore thực hiện việc khuyến khích đầu tư nhằm hiện đại hoá và nâng cao chất lượng của các hoạt động giáo dục, đào tạo chuyên môn và kỹ năng, nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở quốc gia này.
Tốc độ đầu tư phát triển cho giáo dục của một số quốc gia trong khu vực
Đặc điểm kinh tế của Singapore so với Việt Nam hiện nay
Mặc dù là một nền kinh tế phát triển nhưng theo một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho rằng kinh tế Việt Nam có thể sẽ vượt Singapore vào năm 2029. Điều này hoàn toàn có thể nhận thấy bởi nếu như tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì quy mô của nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn so với kinh tế Singapore.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực
Số liệu thống kê cho thấy, GDP của Việt Nam trong năm 2018 đạt khoảng 247 tỷ USD, trong khi đó GDP Singapore đạt 361 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người thì ở Việt Nam chỉ đạt 2.587 USD, của Singapore là 64.041 USD. Theo sức mua tương đương tổng GDP của Việt Nam (2018) là 716 tỷ USD, còn Singapore là 565 tỷ USD. Trong khi đó, xét về thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương thì giữa Việt Nam và Singapore lần lượt là 7.500 USD và 100.344 USD.
Xét chung lại, về quy mô nền kinh tế của Việt Nam đã cao hơn Singapore tới 27%, nhưng xét về thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương thì người dân Singapore đang cao hơn Việt Nam khoảng 13,3 lần.
Hình ảnh của một Singapore với sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế
Trên đây là những giới thiệu khái quát về nền kinh tế Singapore. Hy vọng, qua những thông tin trên thì bạn đã biết kinh tế Singapore đứng thứ mấy thế giới hay chưa? Có rất nhiều điểm tích cực trong các chính sách cũng như quá trình phát triển của nền kinh tế Singapore mà chúng ta cần học tập và chọn lọc áp dụng đối với chính đất nước của mình. Bạn nhận định về nền kinh tế Singapore hiện nay như thế nào? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của mình nhé.