Nhắc đến Singapore thì có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cũng đã hình dung ra được một đất nước với biểu tượng Sư tử biển Merlion. Singapore còn đặc biệt nổi tiếng về môi trường xanh, sạch đẹp. Nhưng bạn có biết Singapore thuộc kiểu môi trường nào hay không? Có rất nhiều điều thú vị xung quanh vấn đề môi trường ở Singapore mà bạn nên tìm hiểu. Hãy cùng với ANB Việt Nam lần lượt khám phá sự hấp dẫn với môi trường sống tại Singapore nhé.
Singapore thuộc môi trường nào ?
Singapore thuộc kiểu môi trường nào?
Nhìn vào sự xanh, sạch và đẹp của một quốc đảo, một trong những con rồng châu Á như Singapore như hiện nay, bạn có biết được rằng Singapore thuộc kiểu môi trường nào hay không?
Nếu bạn đã có dịp ghé thăm đảo quốc sư tử Singapore thì rất dễ dàng có thể nhìn thấy được màu xanh của cây cối từ công viên, đường phố, từ bệnh viện, trường học đến các tòa nhà cao tầng, văn phòng làm việc. Họ tận dụng mọi nơi có thể cho hoạt động trồng cây xanh. Hầu như chúng ta sẽ không thể thấy được một mẩu giấy, rác trên đường và vỉa hè, việc hút thuốc lá nơi công cộng là không tuyệt đối tại Singapore.
Singapore nằm ở môi trường nào
Singapore bảo vệ môi trường sống của họ như thế nào?
Theo khảo sát đánh giá của những người đã từng đặt chân đến Singapore thì hầu hết mọi người có chung nhận xét rằng Singapore thực sự là một thành phố xinh đẹp với các dịch vụ được bố trí ở khắp nơi với những trang thiết bị hiện đại và tiên tiến nhất. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được mọi dịch vụ nhưng ngoại trừ có một thứ không thể tìm được trên đường phố đó chính là rác. Singapore thực sự rất sạch, ở đó không có một hạt bụi, kể cả lá cây rụng trong khi đường phố vẫn ngập tràn sắc xanh.
Đường phố Singapore không hề có sự xuất hiện của rác
-
Luật bảo vệ môi trường ở Singapore
Người dân Singapore có kỷ luật rất cao đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường được chú trọng nhiều hơn tại quốc gia này. Mọi hành động như xả rác, khạc nhổ trên đường phố hay nơi công cộng, không xả nước sau khi đi vệ sinh hay ăn uống trên các phương tiện công cộng đều có quy định mức xử phạt rất nặng. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, người Singapore đã được rèn luyện cho ý thức bảo vệ môi trường, không ít lần chúng ta cũng được chứng kiến một em nhỏ đi trên đường phố Singapore, cẩn thận gói bã kẹo cao su vào vỏ của nó và tìm đến thùng rác mới vứt. Đây thực sự là một nét đẹp mà chúng ta cần học tập và tôn trọng.
Dễ dàng nhận thấy những màu xanh phủ khắp đảo quốc Singapore
Singapore đã áp dụng một cách cứng rắn các hình phạt để giữ gìn môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Họ cũng đặt lên vấn đề môi trường lên hàng đầu với các hình phạt nặng nề đối với việc xả rác bừa bãi. Người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore và nếu tiếp tục tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 – 5.000 đôla và phải lao động công ích. Cụ thể là trong khoảng vài giờ, người bị phạt trong bộ quần áo sáng màu đặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt rác tại công viên và nhất là việc các phương tiện truyền thông địa phương được mời đến để ghi lại sự kiện. Các nhà chức trách Singapore muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa bãi. Tác dụng tích cực của động thái trên chính là đường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao.
Bảo vệ môi trường bằng kỷ luật thép tại Singapore
-
Các chính sách bảo vệ môi trường của Singapore
Môi trường sạch ở Singapore thực sự là một môi trường sống mà nhiều người, nhiều quốc gia mong muốn đạt được. Nhưng thực sự để có được một môi trường xanh, sạch như vậy mà đất nước vẫn phát triển mạnh về kinh tế, xã hội thì phải nhắc đến những chính sách đúng đắn ngay từ đầu của chính phủ Singapore.
Học cách mà Singapore chống việc xả rác ở nơi công cộng
Singapore là quốc gia đầu tiên sở hữu hòn đảo chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Cùng với đó là những hình phạt đặc biệt nghiêm khắc trước những hành động gây tổn hại đến môi trường sinh thái.
90% rác ở Singapore biến thành điện năng tiêu thụ tại quốc gia này
Semakau Landfill nổi tiếng là hòn đảo chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ hệ thống hiện đại bậc nhất này, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó. Đặc biệt, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.
Tuy nhiên, việc xử lý sẽ đến một lúc nào đó không còn hiệu quả nếu như ý thức với môi trường, với rác thải của con người không được cải thiện. Như vậy, điểm mấu chốt trong quản lý môi trường đô thị ở Singapore chính là ý thức của mỗi người dân.
Thực sự không phải ngẫu nhiên mà Singapore được mệnh danh là “thành phố cây xanh” hay “thành phố sạch nhất thế giới”. Tất cả đều xuất phát từ ý thức của mỗi người dân và những biện pháp cứng rắn từ phía nhà cầm quyền. Thông qua việc tìm hiểu về Singapore thuộc kiểu môi trường nào mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn từ cách sống và thái độ với môi trường sống của người dân đảo quốc sư tử. Để trong một tương lai không xa chúng ta sẽ có một hành tinh xanh chứ không chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ một quốc gia nào đó.
Với những cập nhật về môi trường sống của Singapore thì bạn sẵn sàng để lên kế hoạch cho chuyến du lịch, hay đến làm việc tại Singapore hay chưa? Đừng bỏ lỡ quốc đảo sư tử với rất nhiều những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và khám phá về cuộc sống xanh nơi đây. Nếu như bạn có nhu cầu XKLĐ đi Singapore và cần hỗ trợ điều gì hãy liên hệ với ANB để chúng tôi có thể tư vấn và giúp đỡ cho bạn.
4 comments. Leave new
Đây là thành phố xanh r i,hồi bé mình có qua đây 1 lần sạch k thấy rác luôn
singapore nổi tiếng về không có 1 cái rác nào luôn í ạ do ý thức con người cùng chung tay bảo vệ môi trường nên được như vậy đó ạ. Bạn có nhu cầu đi sing hãy liên hệ ANB Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhé ạ
phạt nặng việc xả rác thì mới sợ cứ đánh thẳng vào kinh tế là có ý thức ngay
công nhận bạn nhỉ cứ làm căng và do ý thức con người nữa ạ. Bạn có nhu cầu đi sing hãy liên hệ ANB Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ nhé ạ