Ba Lan là một quốc gia nằm ở trung tâm của châu âu với nền kinh tế được đánh giá là có sự phát triển nhanh chóng trong suốt hai thập kỷ qua. Ba Lan đã áp dụng những chính sách gì để gặt hái được những thành tựu như hiện tại. Hãy cùng với ANB Việt Nam khám phá chi tiết hơn về nền kinh tế Ba Lan qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Bạn có muốn cùng ANB khám phá sự phát triển của nền kinh tế nước Ba Lan?
Nền kinh tế Ba Lan trong những năm gần đây
Không phải bỗng dưng mà nền kinh tế Ba Lan được xếp vào trong nhóm các nước có sự phát triển nhanh chóng nhất trong EU. Đây là một quốc gia với nền kinh tế có thu nhập cao và đồng thời cũng là một trong những đất nước lớn mạnh nhất trong số các quốc gia hậu cộng sản.
Kinh tế đất nước Ba Lan đã làm gì để có sự phát triển hiện nay
Tình hình kinh tế Ba Lan trong năm 2018, 2019
Nền kinh tế Ba Lan năm 2018, 2019 đánh dấu mức tăng trưởng của nền kinh tế một cách đều đặn với GDP bình quân đầu người tăng 5,1%. Mức tăng trưởng này đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp của nước này giảm xuống mức là 3,4%. Năm 2018 cũng là dấu mốc tròn 27 năm tăng trưởng ổn định với con số được xem là kỷ lục tại EU. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì GDP Ba Lan đứng thứ 20 trên thế giới về tổng GDP.
Cơ cấu kinh tế áp dụng là một cơ cấu kinh tế có lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 62,3%, công nghiệp chiếm 34,2% và nông nghiệp chỉ chiếm 3,5%. Ba Lan có mối ràng buộc sâu sắc với một nền kinh tế dẫn đầu châu âu đó là nước Đức. Mối quan hệ này có lợi cho kinh tế của cả hai quốc gia. Cụ thể thì một lượng lớn máy móc xuất khẩu của Đức được đặt ở Ba Lan và Ba Lan cũng theo đó mà giành được các khoản đầu tư và cả thị trường ở Đức cho việc tiêu thụ các mặt hàng của họ.
GDP của Ba Lan năm 2021 tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu máy móc
Sự phát triển của nền kinh tế đất nước Ba Lan hiện nay
Đến năm 2020, Ba Lan là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về củ cải đường và hắc mạch. Đồng thời quốc gia này cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn tại EU về cà chua và lúa mạch. Kinh tế Ba Lan đứng thứ 6 thế giới về hoạt động trồng và xuất khẩu táo sang thị trường quốc tế. Hoạt động bơm tiền vào nền kinh tế Balan của EU kể từ giai đoạn 2014 – 2020 cũng đã tương đương với gần 2% trên tổng GDP mỗi năm của nền kinh tế tại Ba Lan và mức độ tài trợ này cũng tương đương với mức hỗ trợ mà Washington đã từng làm đối với châu u trước kia.
Ba Lan chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu táo hàng đầu trên thế giới với công nghệ hiện đại
Kinh tế Ba lan phát triển cùng với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng tăng, từ đó kéo theo sự gia tăng của mức độ tiêu dùng bình quân của Ba Lan. Cụ thể thì tăng trưởng tiêu dùng bình quân của người dân Ba Lan cao hơn 70% so với mức trung bình của các nước phương Tây và có đến hơn 80% dân số Ba Lan cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại của họ. Sự phát triển của nền kinh tế khiến cho Ba Lan luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn lao động và đây chính là cơ hội rất lớn cho người lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Nâng cao mức sống của người dân Ba Lan từ sự tăng trưởng kinh tế
Kinh tế đất nước Ba Lan thu hút lao động như thế nào?
Nếu như có tìm hiểu về thị trường lao động tại Ba Lan thì chắc hẳn bạn cũng biết được rằng đây là một thị trường có nhu cầu về nguồn lao động rất lớn trong những năm gần đây. Với mức tăng trưởng kinh tế đều đặn cùng với hiện tượng di dân trong nội bộ các nước EU đã khiến cho hàng triệu lao động của Ba Lan đến các quốc gia khác để làm việc. Chính từ lý do đó mà Ba Lan đang cần rất nhiều việc làm.
Theo số liệu thống kê được trong năm 2018 thì đã có đến hơn 320.000 giấy phép lao động được cấp cho lao động nước ngoài đến làm việc tại Ba Lan. Trong đó cũng không ngoại lệ người lao động Việt Nam. Để thuận tiện hơn cho việc xuất khẩu lao động sang Ba Lan thì hãng hàng không quốc gia Ba Lan LOT đã lên kế hoạch mở đường bay thẳng từ nước này đến Việt Nam. Đồng thời các cơ quan ngoại giao của Ba Lan cũng tạo điều kiện để các công ty tuyển dụng của họ tiếp xúc và giới thiệu rộng rãi về thị trường lao động Ba Lan với người lao động Việt.
Thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – Ba Lan
Các chính sách được Ba Lan sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định
Để có được những thành công như hiện tại và có khả năng sẽ vượt kinh tế Bồ Đào Nha trong năm tới thì không thể không nhắc đến những chính sách kinh tế rất kịp thời và hợp lý của Ba Lan. Nước này thực hiện một công cuộc cổ phần hóa nhằm tạo ra những tập đoàn tư bản thống trị độc quyền hay những đế chế doanh nghiệp kiểm soát kinh tế Ba Lan. Từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và thu hút được số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ kinh tế để đẩy mạnh phát triển của Ba Lan
Tích cực cải cách và nâng cao hiệu quả của các mảng dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội và hành chính công. Chính phủ Ba Lan cũng đã rất khôn khéo khi thực hiện chính sách cắt giảm thuế và đồng thời tăng chi tiêu công từ các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm kích thích thị trường nội địa và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Với những nỗ lực và sự khôn ngoan khi định hướng phát triển, kinh tế Ba Lan từng bước trở thành một trụ cột lớn của nền kinh tế EU và thế giới nói chung. Đây thực sự là một nền kinh tế phát triển mà mọi quốc gia khác như Việt Nam chúng ta cần học tập để đưa đất nước cùng tiến bộ hơn. Đặc biệt những năm gần đây, Ba Lan cũng là một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng với mức thu nhập cao, chế độ tốt dành cho lao động Việt. Nếu như bạn có nhu cầu đi XKLĐ Ba Lan hay xin visa Ba Lan thì hãy cứ chủ động liên hệ với ANB để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm=====> Rượu Vodka Ba Lan: Những tiết lộ thú vị phía sau thức uống “quốc bảo” này
2 comments. Leave new
mình sinh năm 1978 có đi xkld ba lan dc kg
Chào bạn,
Tùy ngành nghề sẽ có những yêu cầu khác nhau. Bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua số hotline 0982.603.202 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Cảm ơn bạn.