Nhật Bản (hay còn gọi “Xứ sở Hoa anh đào”) là quốc gia được người Việt Nam yêu thích từ nền văn hóa, cách ứng xử đến nội thất, đồ dùng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy bạn đang đi du học, lao động hay thậm chí đi thăm thân, du lịch muốn gửi những đồ từ đất nước này về Việt Nam thì làm cách nào. Cùng tìm hiểu có mấy cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua bài viết chi tiết dưới đây.
Có mấy cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam
Cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, là nước mở cửa hội nhập toàn cầu, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước lại ưa chuộng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Nhật. Lý do có sự yêu thích đến như vậy, bởi hàng Nhật có độ bền, tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, những ai có cơ hội sang làm việc tại Nhật Bản đều mong muốn mang đồ kỷ niệm về tặng cho gia đình, bạn bè. Hoặc những người Việt Nam nhờ người đang ở Nhật mua giúp một số món đồ. Dưới đây là những cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam phổ biến nhất hiện nay như:
- EMS.
- Chuyển phát nhanh (gửi hàng từ Nhật về Việt nam bằng Yamato và Sawaga),
- Qua đầu mối xuất nhập khẩu.
- Nhờ bạn bè ở Nhật Bản.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng EMS
EMS (Expressmail Service) là một loại dịch vụ cho phép nhận, gửi các tài liệu, bưu phẩm hàng hóa thông qua hình thức vận chuyển của Công ty bưu chính viễn thông. Hay có thể hiểu đơn giản hơn đây là hình thức gửi đồ bằng bưu điện của Công ty bưu chính viễn thông.
Thủ tục cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua EMS rất đơn giản, bạn chỉ cần điền theo mẫu của bưu điện đưa ra. Ví dụ như họ và tên người gửi, người nhận, địa chỉ người nhận, danh mục chuyển đồ, giấy tờ liên quan thủ tục khai thuế của danh mục chuyển đồ. Sau đó, nhân viên EMS sẽ kiểm tra và có thể yêu cầu bạn mở món hàng trong danh mục để kiểm kê. Nhân viên sẽ cân và tính phí chuyển đồ cho bạn ngay thời điểm đó.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng EMS
Khi chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam sử dụng dịch vụ EMS cần chú ý đến những vấn đề sau:
1.Khố lượng bưu phẩm: 20 kg – 70 kg (theo thông số của các nước đề ra).
2.Kích thước bưu phẩm:
- Đối với hàng nhẹ sẽ được tính theo công thức sau: Khối lượng quy đổi (kg) = Chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cm)/ 6000.
- Trong đó: 6000 là hàng gửi có khối lượng dưới 167kg/ m3.
- Đối với hàng có kích thước thông thường: chiều dài, chiều rộng, chiều cao không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài + chu vi lớn nhất không vượt quá 3m.
- Đối với hàng cồng kềnh: tùy thuộc vào khu vực nhận và phát cũng như phương tiện vận chuyển để có mức giá phí khác nhau. Kích thước được cho là hàng cồng kềnh khi bưu phẩm có kích thước lớn hơn kích thước thông thường. Vì vậy, bạn cần chú ý kích thước trước khi vận chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam.
3.Phí gửi: sẽ được tính theo số cân thùng hàng của người gửi. Có thể hiểu chi tiết qua bảng cước phí dưới đây:
Cân nặng (Weight) | Châu Á (Asia) – ĐVT: yên |
500g – 600g | 1.400 – 1.540 |
700g – 800g | 1.680 – 1.820 |
900g – 1kg | 1.960 – 2.100 |
1.25kg – 1.5kg | 2.400 – 2.700 |
1.75kg – 2kg | 3.000 – 3.300 |
2.5kg – 3kg | 3.800 – 4.300 |
3.5kg – 4kg | 4.800 – 5.300 |
4.5kg – 5kg | 5.800 – 6.300 |
5.5kg – 6kg | 6.800 – 7.300 |
7kg – 8kg | 8.100 – 8.900 |
9kg – 10kg | 10.500 – 11.300 |
12kg – 15kg | 12.100 – 14.500 |
16kg – 20kg | 15.300 – 18.500 |
21kg – 30kg | 19.300 – 26.500 |
Lưu ý: Phí gửi bảng trên có thể thay đổi theo biến động tỷ giá của thế giới.
Ngoài ra, khi gửi đồ về Việt Nam sẽ mất thêm phí thuế nhập khẩu 10% ~ 20% giá trị sản phẩm (phí cước này sẽ tùy từng mặt hàng, có loại không mất thuế) và thuế VAT (10%) khi lấy đồ.
4.Các bước để chuyển đồ về
– Bước 1: Lấy một cái thùng sắp xếp đồ cần chuyển cho vào (không đóng, dán kín thùng vì nhân viên nhận hàng cần kiểm tra đồ bạn gửi là những gì). Sau đó, mang thùng chứa đồ gửi đến quầy chuyển hàng bưu điện và nói rằng muốn chuyển hàng quốc tế EMS.
– Bước 2: Nhân viên bưu điện sẽ cho bạn một tờ giấy để điền danh mục sản phẩm, địa chỉ và thủ tục khai thuế. Bạn cần điền chi tiết như sau:
- From: Bạn điền tên và địa chỉ hiện tại của mình (ở Nhật).
- To: Tên và địa chỉ của người nhận (ở Việt Nam). Mục Fax và Postal Code không cần điền (nếu không có).
- Detailed description (cột 1 – mô tả chi tiết): Người gửi điền tên loại hàng (có thể mô tả thêm chi tiết về hàng gửi).
- Cột 2: Mã HS hàng gửi với mục đích thương mại. Bạn không cần điền nếu hàng gửi là dạng quà tặng.
- Cột 3: Là cột thông tin về hàng hóa (số lượng, khối lượng và giá trị).
- Mục 22 và 23, đánh dấu tích nếu món hàng gửi là:
+ Gift: quà tặng.
+ Sample: mẫu dùng thử.
+ Merchandise: đồ buôn bán.
+ Personal Effects: đồ cá nhân.
+ Document: tài liệu.
+ Các loại khác.
- Ô 16: số loại danh mục và số lượng hàng gửi.
- Ô 39: ký tên (ký và ghi rõ họ tên).
- Tờ khai thuế bạn điền giống tương tự.
Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn
– Bước 3: Nhân viên sẽ kiểm tra và cân hàng để tính phí gửi hàng cần thanh toán. Sau khoảng thời gian 7 – 15 ngày, người nhận ở Việt Nam sẽ có thông báo để nhận đồ và hóa đơn thanh toán VAT.
5.Theo dõi hàng:
Mỗi một hóa đơn gửi hàng sẽ có một mã 13 chữ số. Nếu muốn biết hàng đang đi đến đâu chỉ cần vào trang web của EMS điền 13 chữ số đó là bạn có thể theo dõi hành trình đang đi của hàng.
- Trang web xem hàng ở Nhật Bản: https://trackings.post.japanpost.jp/services/srv/search/input?locale=en
- Trang web xem hàng ở Việt Nam: http://www.vnpost.vn/
6.Ưu/nhược điểm khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng dịch vụ EMS
– Ưu điểm:
- Hàng gửi từ Nhật về Việt Nam bằng dịch vụ EMS thủ tục nhanh gọn, đơn giản, dễ hiểu, không phức tạp.
- EMS có mặt khắp các nơi ở Nhật Bản cũng như Việt Nam, dễ sử dụng.
- Mức phí gửi hàng từ Nhật về Việt Nam rẻ hơn so với các đơn vị khác.
- Thời gian gửi hàng tương đối nhanh.
– Nhược điểm:
Hàng hóa có thể thất lạc qua khâu ở hải quan hoặc bên phía bưu điện Việt Nam phụ trách.
Khi bạn lựa chọn EMS là nơi vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước, thì lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên gửi văn kiện, giấy tờ, tài liệu hoặc những bưu kiện có giá trị thấp với số lượng ít. Nếu số lượng hàng gửi đi quá lớn thì rất có thể bưu kiện của bạn đang bị kẹt ở cửa khẩu hải quan. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ về số lượng trước khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam.
Chỉ nên gửi tài liệu, giấy tờ hoặc những hàng hóa có giá trị thấp với số lượng ít qua EMS
Chuyển hàng từ nhật về việt nam thông qua các công ty chuyển phát uy tín
Hiện nay, nhu cầu cần vận chuyển hàng hóa, sản phẩm giữa các nước trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là hàng Nhật gửi về Việt Nam. Nhiều công ty, dịch vụ chuyển phát ra đời nhằm phục vụ, đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng. Chi phí bình ổn, chất lượng phục vụ gửi hàng tốt, thời gian vận chuyển, ship hàng từ Nhật về Việt Nam ngày càng rút ngắn. Một số công ty, đơn vị đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều khách hàng. Những công ty làm về dịch vụ chuyển phát hàng với chất lượng ổn định như Yamato, Sagawa, DHL, …Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng hình thức chuyển hàng này.
Công ty làm về dịch vụ chuyển phát hàng với chất lượng ổn định như Yamato, Sagawa, DHL, …
Các công ty vận chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam uy tín
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng Yamato
Yamato là dịch vụ nổi tiếng chuyển phát nhanh nội địa tại Nhật Bản. Dịch vụ này có rất nhiều tiện ích hấp dẫn và thiết thực đối với dân nội địa nói chung, người nước ngoài nói riêng. Hàng hóa của Yamato luôn giao đúng địa chỉ người nhận và đảm bảo chi phí phải chăng cùng với thời gian chính xác.
- Khối lượng: không > 25kg.
- Kích thước giới hạn: chiều dài + chiều rộng + chiều cao = < 160cm.
- Phí gửi: dịch vụ này sẽ báo giá tự động. Bạn truy cập vào trang web: https://vanchuyenquocte.vn/bao-gia-cuoc-dich-vu-van-chuyen-hang-nhap-quoc-te để nhập khối lượng và kich thước để ra giá chính xác phải gửi.
Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bằng Sagawa
Sagawa là dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở Japan về Việt Nam từ lâu đời. Dịch vụ này có kinh nghiệm, chất lượng và uy tín. Đây cũng là nơi được rất nhiều người Việt Nam tin tưởng khi vận chuyển hàng hóa bởi chi phí tương đối rẻ, thời gian nhận hàng nhanh và chất lượng phục vụ tốt.
- Khối lượng: 20kg.
- Kích thước bưu phẩm: cách tính giống EMS.
- Phí gửi: vào trang web: https://sagawa.vn/Dich_Vu/sgx để biết chi tiết rõ hơn.
Ưu/nhược điểm khi gửi hàng từ Nhật về VN qua các công ty vận chuyển
– Ưu điểm:
- Thủ tục tiến hành nhanh gọn và vô cùng đơn giản.
- Giá cả hợp lý, phù hợp và ít khi xảy ra sai sót, sự cố.
- Chất lượng dịch vụ của công ty chuyển phát đảm bảo và uy tín.
- Thời gian gửi đồ từ Nhật bản về Việt Nam cũng như nhận hàng nhanh chóng.
– Nhược điểm: Đối với những hàng hóa cồng kềnh vẫn có thể bị giữ lại tại cửa khẩu hải quan.
Khi bạn gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam qua các công ty chuyển phát thì rủi ro thất lạc khi hàng hóa về tới Việt Nam là hoàn toàn bằng 0. Bởi những đơn hàng này đã được chi nhánh tại Việt Nam chịu trách nhiệm, cho nên vấn đề này khó xảy ra.
Vận chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam qua các đầu mối làm về xuất nhập khẩu
Khi gửi hàng qua các đầu mối làm về xuất nhập khẩu thì có thể hoàn toàn yên tâm về hàng hóa còn “nguyên đai nguyên kiện” khi vận chuyển về Việt Nam. Những công ty này khi tiếp nhận hàng hóa của bạn sẽ là người trực tiếp đứng lên chịu trách nhiệm xử lý về cửa khẩu, hải quan và thuế VAT. Tuy nhiên, nhưng đơn vị này sẽ không đến tận nơi để giao hàng cũng như nhận hàng, mà bạn phải đến tận địa chỉ kho của họ để gửi hàng. Và khi về Việt Nam, người nhận bên phía VN cũng phải ra tận kho để được bàn giao và nhận hàng.
Lợi thế gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua các đầu mối làm về xuất nhập khẩu là vận chuyển số lượng hàng hóa lớn
Ưu và nhược điểm của vận chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam qua các đầu mối làm về xuất nhật khẩu như sau:
– Ưu điểm:
- Vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn.
- Không thất lạc hàng hóa.
- Dễ dàng thông quan 2 đầu cửa khẩu của Nhật Bản và Việt Nam.
– Nhược điểm: Chi phí cao.
Nhờ bạn bè để gửi đồ từ nhật bản về việt nam
Nếu có người quen đang ở bên Nhật theo hình thức du học, xuất khẩu lao động hoặc du lịch, thăm thân thì bạn có thể nhờ họ order, mua hàng hộ sau đó xách tay về Việt Nam. Đây là hình thức
khá được nhiều người ưa chuộng và phổ biên nhất ngày nay. Bời vì:
- Không tốn chi phí gửi hàng.
- Không có trường hợp thất lạc hàng hóa mà không rõ lý do, nguồn gốc.
Tuy nhiên, hình thức này vẫn có nhược điểm nhất định đó là:
- Không thể gửi hàng với số lượng lớn hoặc kiện hàng quá cồng kềnh.
- Xác suất có người từ Nhật Bản về Việt Nam rất ít.
Nếu bạn muốn gửi hàng hóa theo cách này thì chắc chắn phải đợi họ bay về Việt Nam. Điều này cũng khá là bất tiện đối với người gửi và người nhận. Bởi nếu có vấn đề gì với số hàng ở cửa khẩu, thì hải quan sẽ giữ lại người và hàng, có thể sẽ bị hoãn chuyến bay. Đối với người nhận, sẽ phải đợi chờ không biết lúc nào mới có một chuyến bay từ Nhật về, không chủ động được thời gian và có thể lỡ kế hoạch của bản thân.
Kinh nghiệm chuyển hàng từ nhật về việt nam
Ngày nay, việc gửi hàng hóa từ Nhật về Việt Nam đã không còn khó khăn như lúc trước. Bạn có nhiều sự lựa chọn với nhiều mức phí hợp lý hơn. Tuy nhiên, mỗi 1 hàng hóa và số lượng khác nhau thì nên lựa chọn cách chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam khác nhau. Ví dụ: hải sản tươi sống, rau củ quả đông lạnh, linh kiện, phụ kiện có dung lượng lớn thì chắc chắn bạn không thể gửi qua đường hàng không. Đối với trường hợp này, bạn nên sử dụng dịch vụ chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam qua các đầu mối xuất khẩu. Tuy nhiên, thủ tục để mang sang sẽ tương đối phức tạp và khó khăn.
Mỗi 1 hàng hóa và số lượng khác nhau thì nên lựa chọn cách chuyển hàng từ Nhật về VN khác nhau
Bên cạnh đó, trọng lượng của hàng hóa quá nặng sẽ làm ảnh hưởng đến cước phí gửi. Cho nên, bạn cần tìm hiểu kỹ giá trên thị trường và tìm hiểu giá cả của các nơi trước khi đem gửi về Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cấm một số sản phẩm nhập khẩu hoặc gửi về trong nước như dao, kiếm, súng, đồ chơi người lớn. Nếu phát hiện những sản phẩm này ở hải quan Việt Nam thì ngay lập tức bạn sẽ bị tạm giữ để điều tra nguồn gốc xuất xứ lô hàng và có thể không cho nhận hàng.
Trên đây là những cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam mà có thể bạn chưa hiểu hết về các hình thức vận chuyển này. Hy vọng qua bài viết này, nếu bạn có ý định gửi hàng thì nên lựa chọn cách nào phù hợp với bản thân tránh tình trạng thất lạc hàng hóa hoặc chịu cước phí quá đắt.
Ngoài ra, bạn muốn tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản hay những thông tin về visa Nhật Bản, du lịch hay lao động Rumani, bạn có thể liên hệ với ANB Việt Nam để tìm hiểu cụ thể hơn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn làm visa trọn gói hay tư vấn bất cứ thông tin gì bạn cần.