Nhật Bản (hay còn gọi là Đất nước mặt trời mọc) là một quốc gia được mọi người trên thế giới ấn tượng bởi con người, văn hóa, công nghệ kỹ thuật và ẩm thực đặc sắc. Tuy nhiên, để làm nên lịch sử cũng như đại diện cho một quốc gia đó chính là quốc kỳ. Vậy quốc kỳ của Nhật bản có điều gì đặc biệt và nó tượng trưng cho điều gì?
Cùng ANB Việt Nam tìm hiểu về quốc kỳ Nhật Bản cũng như một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản qua bài viết sau đây.
Hình ảnh quốc kỳ của Nhật Bản
Quốc kỳ của Nhật Bản như thế nào?
Quốc kỳ của Nhật Bản là một lá cờ được thiết kế theo hình chữ nhật, có một hình tròn lớn nằm chính giữa màu đỏ với nền trắng xung quanh. Có thể hiểu ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản qua hình ảnh lá cờ Nhật Bản.
- Cờ Nhật Bản ngày xưa hay ngày nay đều có một Vòng tròn màu đỏ: Tượng trưng cho mặt trời, bởi vì Nhật Bản nằm ở vị trí phía Đông của châu Á, từ phía mặt trời mọc.
- Nền màu trắng của lá cờ Nhật Bản: Tượng trưng cho sự trung thực và ngay thẳng của con người đất nước Nhật Bản.
Lá cờ Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), có nghĩa là vòng tròn màu đỏ chiếm 3/5 chính giữa của quốc kỳ.
Quốc kỳ Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3
Quốc kỳ Nhật Bản hay lá cờ của Nhật Bản trong tiếng bản địa thường được gọi là Nisshoki (có nghĩa là Cờ huy hiệu mặt trời), tuy nhiên người dân của quốc gia này lại hay gọi với cái tên Hinomaru (được hiểu là hình tròn của mặt trời). Vì vậy, cái tên thứ 2 thường thông dụng hơn đối với người dân Nhật Bản, và các nước trên thế giới thường biết đến với tên “Lá cờ mặt trời”.
Lịch sử quốc kỳ Nhật Bản
Để có được hình ảnh quốc kỳ Nhật Bản như ngày hôm nay thì quốc gia này đã trải qua 2 giai đoạn. Nhìn chung, quốc kỳ của Nhật Bản không có quá nhiều sự thay đổi qua các thời kỳ, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Trước năm 1900
Hình ảnh quốc kỳ của Nhật Bản trong giai đoạn này được xuất hiện với hình tròn lớn màu đỏ chính giữa, xung quanh nền là các chữ Nhật Bản viết bên cạnh. Đây là biểu tượng cho sự xuất hiện mặt trời đầu tiên ở nước Nhật. Tuy nhiên vào thời điểm này, hình ảnh quốc kỳ của Nhật Bản vẫn chưa chính thức là lá cờ biểu tượng của Nhật Bản.
Nhưng người ta vẫn bắt gặp trên chiến trường, những người lính Nhật mang quốc kỳ này theo, hoặc ở trên cánh quạt của các Samurai, đặc biệt gắn liền với hoàng thất.
Quốc kỳ đầu tiên của Nhật Bản giai đoạn trước 1900
Vào năm 1854, chính phủ Nhật Bản có những quy định mới về vùng biển, họ muốn phân biệt các con thuyền với nhau. Vì vậy, vào năm 1870 – 1885 quốc kỳ này chính thức trở thành Hinomaru đầu tiên của quốc gia “Đất nước mặt trời mọc” này.
- Giai đoạn 2: Sau năm 1900
Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, cờ Đế quốc Nhật Bản – Húc Nhật Kỳ được sử dụng như một lời tuyên bố cho chế độ chính trị của nước này. Chính phủ Nhật yêu cầu người dân phải học thuộc bài hát quốc ca của Nhật Bản là Kimigayo.
Đặc biệt, học sinh phải hát bài này vào những ngày lễ kéo cờ buổi sáng. Năm 1999 (13/8), luật pháp nước Nhật đã công bố Hinomaru là quốc kỳ với Kimugayo là bài quốc ca chính thức của quốc gia này.
Sau thế chiến thứ 2, cờ Đế quốc Nhật Bản – Húc Nhật Kỳ vẫn được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và cả một số sự kiện tầm cỡ quốc tế do Nhật Bản tổ chức như Olympic 2020. Việc lá cờ Đế quốc Nhật Bản vẫn tiếp tục được sử dụng đã gây nhiều tranh cãi giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là 2 quốc gia có nhiều bất hòa từ quá khứ khi chính phủ Hàn quốc cho rằng cờ Đế quốc Nhật Bản làm gợi lên nỗi đau chiến tranh.
Tuy nhiên đến nay, Húc Nhật Kỳ vẫn được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản.
Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản
Khi nhìn lên lá cờ của quốc gia Nhật Bản, bạn bị cuốn hút và ấn tượng bởi hình tròn màu đỏ nằm chính giữa với nền trắng xung quanh. Nhưng có thể bạn không biết, màu đỏ của quốc kỳ Nhật Bản không phải màu đỏ đơn thuần mà là màu đỏ sẫm. Màu đỏ sẫm này là biểu tượng chính xác của hiện tượng màu sắc mặt trời khi chuyển từ đêm sang ngày.
Điều này cũng lý giải vì sao quốc gia này được mệnh danh là Đất nước mặt trời mọc, ngoài vị trí địa lý, đến quốc kỳ Nhật Bản cũng thể hiện lên ý nghĩa đó. Đó chính là một trong những ý cờ kỳ Nhật Bản đầu tiên. Đó là một trong những ý nghĩa cờ Nhật Bản đầu tiên
Bên cạnh đó, theo truyền thống và lịch sử của người Nhật, màu đỏ trên quốc kỳ còn có ý nghĩa tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu. Đây là vị thần đã sáng tạo ra Nhật Bản vào 2700 năm trước, là tổ tiên của các vị hoàng đế đầu tiên.
Theo những ghi chép cũ để lại, Hinomaru hiện nay được sử dụng lần đầu tiên vào năm 701 bởi hoàng đế Mommu. Mommu dùng lá cờ này để tượng trưng cho mặt trời của triều đình vào năm đó, có thể hiểu nôm na là đất nước Nhật Bản thời kỳ huy hoàng bắt đầu từ triều đình Mommu.
Tuy nhiên, quốc kỳ của Nhật Bản ngày nay cũng từng được kéo lên vào thập kỷ XIII – trong cuộc chiến chống xâm lược người Mông Cổ – do các tướng quân Shougn sử dụng.
Quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều biến thể mới có hình ảnh như ngày hôm nay. Có sự thay đổi đó là do:
- Hải quân Nhật Bản.
- Lực lượng quân đội tự vệ Nhật Bản.
- Hoàng gia Nhật Bản.
Phiên bản quốc kỳ của Nhật Bản để lại ấn tượng cho người dân cũng như các nước bị Nhật Bản xâm chiến đó chính là hình ảnh vòng tròn đỏ ở giữa với những tia sáng đỏ chiếu xung quanh. Dưới đây là hình ảnh Húc Nhật Kỳ – cờ Đế quốc Nhật Bản. Có thể thấy sự ảnh hưởng của phiên bản này đến với quốc kỳ nước Bangladesh với hình tròn màu đỏ với nền xanh lá.
Có rất nhiều ý nghĩa lá cờ Nhật Bản khác nhau
Xem thêm: Mọi thông tin về xuất khẩu lao động Nhật Bản
Một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản
Dưới đây là một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản được biết đến rộng rãi ngoài quốc kỳ của Nhật Bản:
Hoa anh đào: Được xem như biểu tượng đặc trưng nhất của đất nước Nhật Bản, loài hoa tượng trưng cho phẩm chất khiêm nhường, nhẫn nhịn của người Nhật. Dù hoa anh đào có xuất hiện ở các quốc gia khác như Việt Nam hay một số quốc gia khác thì khi nhắc đến loài hoa này, người ta vẫn nghĩ ngay đến đất nước Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ: Núi Phú Sĩ từ lâu đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, chắc hẳn người tiêu dùng hàng Nhật không còn xa lạ với hình ảnh mặt trời ló rạng sau ngọn núi có đỉnh phủ tuyết trắng in trên bao bì sản phẩm. Đó chính là hình ảnh núi Phú Sĩ Nhật Bản.
Kimono: Quốc phục Nhật Bản, cùng với quốc kỳ Nhật Bản và một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản, Kimono được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới là trang phục truyền thống của đất nước Nhật Bản và được yêu thích bởi nhiều bạn bè quốc tế.
Đền Itsukushima: Trái với phong cách thường thấy, đền chùa thường được xây ở vị trí cao thì ngôi đền này lại ngâm chân ở nước biển khi thủy triều lên, ngôi đền tượng trưng cho 3 vị trinh nữ là con gái của các vị thần Nhật Bản trở thành biểu tượng văn hóa nước Nhật.
Cá chép Koi: Biểu tượng cá chép Koi được coi là đại diện cho bản lĩnh, sự kiên định, lòng dũng cảm của đàn ông Nhật Bản.
Maneki neko – mèo thần tài: Hình ảnh này có thể dễ dàng được bắt gặp trong rất nhiều cửa hàng tại Việt Nam tuy nhiên thực tế nó có nguồn gốc từ Nhật Bản, biểu tượng mèo thần tài vẫy tay giống như đang mời gọi khách hàng.
Trên đây là một số thông tin về ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản cũng như một số biểu tượng của đất nước Nhật Bản khác. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về lá cờ quốc kỳ của Nhật Bản cũng như ý nghĩa của nó.
Trường hợp bạn đang có nhu cầu xin visa Nhật Bản, hãy liên hệ với ANB Việt Nam – công ty dịch vụ visa để được hỗ trợ thủ tục đầy đủ và nhanh nhất nhé!
4 comments. Leave new
giờ ms biết được ý nghĩa của lá cờ này
Ý nghĩa rất đặc biệt đó ạ. Mình có nhu cầu đi Nhật hãy liên hệ ANB Việt Nam hotline 0982.603.202 để được tư vấn và hỗ trợ 1 cách nhanh nhất nhé ạ
la co nhat ban ngay nay don gian ma dep hon
Dạ đơn giản và mang ý nghĩa rất đặc biệt đối với đất nước này ạ. Mình có nhu cầu đi Nhật hãy liên hệ ANB Việt Nam hotline 0982.603.202 để được tư vấn và hỗ trợ 1 cách nhanh nhất nhé ạ