Bạn có biết kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trên thế giới? Những phân tích gần đây cho thấy Nhật Bản vẫn giữ vững vị thế là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới theo quy mô và thứ 4 nếu tính theo sức mua tương đương.
Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thuộc top đầu trong khu vực và trên thế giới. Nơi đây nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đặc biệt là sự phát triển thần kỳ sau những cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt. Vậy nguyên nhân từ đâu mà quốc gia này lại có thể đạt được những thành tựu về kinh tế lớn như vậy?
Liệu rằng tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay có còn giữ được vị thế của mình, đất nước mặt trời mọc có còn là điểm đến lý tưởng để học tập và làm việc?
Để hiểu rõ hơn về kinh tế Nhật Bản thì chúng ta nên nắm được những nét tổng quan về nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay. Nếu như bạn chưa có thông tin gì về kinh tế Nhật Bản thì nên theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây của ANB Việt Nam để bổ sung kiến thức và cũng là cơ hội mới để chúng ta có thể nhanh chóng nắm bắt trong tương lai.
Kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay
Bạn có tò mò về nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay hay không? Khoảng thời gian này chúng ta được chứng kiến rất nhiều những tiến bộ trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nhưng bên cạnh đó cũng là những khủng hoảng có ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản 1990 với sự xuất hiện của khái niệm kinh tế bong bóng Nhật Bản được bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 và thực sự khủng hoảng tài chính ở cực điểm năm 1997-1998. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nền kinh tế thực của khủng hoảng tài chính Nhật Bản những năm 1990 chỉ giới hạn ở trong nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1990 có tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay, nó vừa là một yếu tố để cho Nhật Bản nhận thấy được những thiếu sót của mình trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước và đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân của sự thất bại một cách rõ ràng nhất.
Từ đó chính phủ Nhật có căn cứ để xác định và ban hành những chính sách phù hợp hơn, vực dậy nền kinh tế đang tụt dốc và tiến tới sự phát triển như ngày nay. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ được sự thay đổi diện mạo của kinh tế Nhật Bản (phục hồi, rơi vào khó khăn và tiếp tục vực dậy để phát triển) qua từng thời kỳ như sau:
- Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ vừa phải (2000 – 2005)
Từ năm 2000 trải qua một thập kỷ đầy khó khăn với đất nước Nhật Bản thì bước sang một thập kỷ mới và cũng là khỏi đầu của một thiên niên kỷ mới, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản trong thời điểm này vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.
Lịch sử kinh tế Nhật Bản của thời kỳ này là những khoản nợ khó đòi và sự khủng hoảng trong mô hình phát triển của Nhật. Vào năm 2001, thủ tướng Nhật Bản là Koizumi đã lập tức tiến hành việc giải quyết những khoản nợ khó đòi này bằng rất nhiều những biện pháp khác nhau.
Có thể nêu ra một số những biện pháp mà chính phủ Nhật sử dụng như: xóa nợ, sáp nhập và mua lại các ngân hàng cũng như những tổ chức tài chính làm ăn thua lỗ. Thực hiện chủ trương cải cách cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Để thực hiện được cuộc cải cách này, Nhật Bản đã áp dụng 7 chương trình cơ bản:
– Đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa, đồng thời giảm sự can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Thực hiện tấn công mạnh mẽ vào tam giác quyền lực: chính trị gia – quan chức – giới chủ. Đặc biệt là chủ trương tư nhân hóa tiết kiệm bưu điện và giảm chi tiêu công. Một số những thành tựu kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này
– Khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước
– Tăng bảo hiểm và phúc lợi xã hội
– Phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu của nền kinh tế quốc gia
– Cải thiện điều kiện sống và làm việc cho mọi người
– Tăng cường sự tự chủ của chính quyền địa phương
– Cải cách hành chính nhằm tạo ra một bộ máy chính phủ đơn giản và hiệu quả
- Giai đoạn suy thoái nghiêm trọng (2006 – 2010)
Giai đoạn này tỷ lệ lạm phát cơ bản tại Nhật đã tăng lên mức 1,2% và cũng chính là mức tăng mạnh nhất tính từ năm 1998. Có rất nhiều những công ty đã rơi vào tình trạng phá sản do giá nguyên liệu và năng lượng tăng, tỷ giá đồng nội tệ cao và sự thay đổi điều luật cũng như những tiêu chuẩn về xây dựng đã làm cho hoạt động trong lĩnh vực này bị đóng băng.
Đầu tháng 3 năm 2006, trái phiếu cho các món nợ 10 năm của chính phủ Nhật đã tăng lên mà vẫn chỉ trả 1,65% một năm trong khi đó, khoản công trái tương tự của chính phủ Mỹ trả tới 4,75%.
Từ đây cũng diễn ra một loạt những hệ quả nghiêm trọng khác tác động vào tổng thể nền kinh tế Nhật Bản thời điểm đó. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhưng vẫn thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn cao, nhất là những lao động trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Xuất hiện tình trạng có nhiều công ty phải đi nhập khẩu lao động từ nước ngoài. Đây cũng là thời điểm diễn thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Giai đoạn phục hồi của tình hình kinh tế Nhật Bản (từ 2010 đến nay)
Nhờ nỗ lực thực hiện những biện pháp chống khủng hoảng nên đến tháng 4 năm 2009, kinh tế Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy được sự dừng lại của suy thoái. Các hoạt động sản xuất và xuất khẩu được trở lại đặc biệt phải để đến thành công và vai trò của ngành điện máy và ô tô. Nhật Bản nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài cho các sản phẩm linh kiện và phụ tùng.
Sự hồi phục kinh tế Nhật Bản đã được phản ánh rõ nét thông qua sự tăng trưởng thị giá chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, bước sang đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức 24.000 Yên, đây cũng là lần đầu tiên trong khoảng 26 năm giá chứng khoán Nhật tăng đến mức cao như vậy. Chứng tỏ đây chính là dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát ngày càng rõ nét.
Trước hiệu quả hoạt động khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những nhận xét cho rằng, dường như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một lần nữa được tái hiện lại.
Vậy kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới? Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới theo GDP và là nền kinh tế lớn thứ 2 trong số các nước phát triển.
Đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản
Có thể tóm tắt những đặc điểm đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản như sau:
- Nhật Bản là quốc gia số 1 thế giới về giảm phát
- Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn nhất thế giới. Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản đang đứng đầu toàn cầu. Và có thể bạn chưa biết, đồng Yên Nhật chính là đồng tiền dự trữ thứ 2 của thế giới sau đô la Mỹ.
- Nhật Bản đã bước qua thời kỳ “siêu tăng trưởng” sau sự kiện bong bóng nhà đất tại Mỹ. Tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay đã có những dấu hiệu tương đối rõ ràng của sự suy thoái.
- Nhật Bản là một đất nước “tư bản kiểu mới”. 3 mục tiêu phát triển chính của đất nước này là tiến hành phân phối lại, tạo bình đẳng thu nhập; xây dựng hệ thống tầng lớp trung lưu vững mạnh và từ đó đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Tìm hiểu thêm về 4 vùng kinh tế Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản là chúng ta sẽ nhận ra ngay đây là một quốc đảo với nổi bật là sự phát triển vùng kinh tế lớn. Đó là đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư và đảo Hô-cai-đô.
Vùng kinh tế thuộc đảo Hôn-su là khu vực có diện tích rộng nhất và dân số ở đây cũng tập trung khá đông đúc. Nền kinh tế ở vùng này cũng được đánh giá là có sự phát triển thần ký nhất. Có thể kế đến những trung tâm công nghiệp lớn ở đảo này như Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên một chuỗi đô thị lớn hàng đầu Nhật Bản.
Vùng kinh tế thuộc đảo Kiu-xiu chủ yếu tập trung phát triển các ngành thuộc công nghiệp nặng. Nơi đây cũng không thiếu các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki. Khu vực miền Đông Nam của đảo này trồng rất nhiều cây công nghiệp và rau quả.
Vùng kinh tế Xi- cô-cư nổi tiếng với hoạt động khai thác quặng đồng. Tuy nhiên ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. Ở đây cho trung tâm Cô-chi vừa có sự phát triển tốt hơn và có nhiều điều hấp dẫn dành cho bạn tận hưởng.
Vùng kinh tế Hô-cai-đô có diện tích rừng bao phủ phần lớn quần đảo này. Dân cư ở đây thưa thớt và tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp như khai thác than, sắt, luyện kim đen, sản xuất giấy. Các trung tâm công nghiệp: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.
Tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay
Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản đang có sự suy yếu đi. Tình trạng kinh tế tính đến tháng 3 năm 2019 đã giảm đi 0,9 điểm trong mức 99,6 điểm. Tình trạng suy giảm này có thể là do chính sách tăng thuế tiêu thụ lên thêm 2% (từ 8% lên 10%) và vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đặc biệt, tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể sẽ bị tác động không nhỏ bởi chính sách xả thải của nước này khi quyết định thông báo sẽ xả nước bị ô nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển. Chính sách này của Nhật Bạn bị rất nhiều quốc gia lên án và phản đối.
Bạn hàng nhập khẩu hải sản lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc đã lên tiếng về vụ việc này và rất có thể chính sách mới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuất khẩu và tiêu thụ hải sản của nước này, từ đó ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay.
Hoạt động xuất khẩu linh kiện cũng ghi nhận sự sụt giảm như cầu trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc nội của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chi tiết về xin visa đi Nhật Bản
Các ngành kinh tế của Nhật Bản trong những năm gần đây có gì đổi mới?
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên nhất là tài nguyên cho ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nhưng người Nhật luôn biết cách để biến đổi và áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Họ luôn áp dụng kỹ thuật, công nghệ hàng đầu cho ra năng suất cao và đảm bảo an toàn.
Chúng ta có thể kể đến những ngành kinh tế của Nhật Bản như: nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, ngoại thương xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch giải trí…
Mỗi ngành nghề đều có những thế mạnh riêng và điều quan trọng là Nhật bản luôn nỗ lực để hoàn thiện nhất trong các ngạch, các lĩnh vực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, con người Nhật Bản cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo không ngừng. Đó chính là điểm mấu chốt giúp Nhật Bản có thể tồn tại, vực dậy sau khủng hoảng và có được sự phát triển của một nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2000 đến nay.
Tuy nhiên thì dân số Nhật Bản đang ở trong giai đoạn già hóa và điều này là một bất lợi cho sự phát triển chung các ngành kinh tế tại Nhật. Nhưng đồng thời nó cũng mở ra những có hội cho lao động quốc tế có thể được XKLĐ Nhật Bản để nâng cao chất lượng cuộc sống.
ANB mong rằng chúng ta đã có thể có được những góc nhìn đa chiều hơn về một Nhật Bản với những thăng trầm của nền kinh tế và tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay. Nếu như bạn muốn giải đáp thông tin gì về về xin visa đi Nhật Bản thì hoàn toàn có thể liên hệ với ANB để được tư vấn chi tiết hơn nhé. Ngoài ra, ANB Việt Nam còn cung cấp các dịch vụ khác như làm thủ tục du học và xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Xem thêm:
Thị trường XKLĐ Nhật có gì thu hút?